Báo Mỹ: Việt Nam - nơi Trump-Kim gặp nhau, mô hình cho tăng trưởng

Việt Nam - địa điểm cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo giữa Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã đi được những bước dài kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh với Mỹ thập niên 1970. 


Thống nhất vào một quốc gia trẻ trung mà hiện nay có 95 triệu dân, bắt đầu từ giữa thập niên 1980, Việt Nam gia nhập vào thương mại toàn cầu để trở thành cơ sở sản xuất của Samsung của Hàn Quốc và nhiều hãng sản xuất lớn khác. Công cuộc cải cách Đổi Mới được những nhà lãnh đạo Cộng sản vận dụng đã mô phỏng rộng rãi sự chuyển đổi của Trung Quốc thành công xưởng thế giới và điều đó có thể cung cấp một mô hình cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 



Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tỉ lệ ước tính trên 7% một năm vào năm 2018 do thúc đẩy của tăng trưởng hai con số trong ngành lĩnh vực sản xuất. Với GDP ở mức 238 tỷ USD năm 2017, xếp hạng GDP của Việt Nam nằm trong top 50 nền kinh tế thế giới. Khi kinh tế phát triển, tỉ lệ đói nghèo đã giảm và tuổi thọ trung bình đã tăng lên 76 tuổi. 

Đầu tư lớn của tập đoàn điện tử Samsung - nhà sản xuất chip máy tính và điện thoại di động lớn nhất thế giới, đứng đầu trong đầu tư của các nhà sản xuất lớn toàn cầu khác như Microsoft và Intel. Samsung đã mở nhà máy điện thoại di động đầu tiên ở Việt Nam năm 2009 và hiện giờ sử dụng hơn 100.000 lao động trong nhà máy của họ. Năm 2017, công ty này đóng góp hơn 1/4 tổng xuất khẩu của Việt Nam. Samsung nói họ không bình luận về dự đoán rằng ông Kim có thể thăm một trong các nhà máy của họ ở ven thủ đô Hà Nội - nơi ông Kim sẽ gặp Trump. 

Bằng cách tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các nhóm khu vực như Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam vượt trội các láng giềng của mình trong việc giành lợi thế về thuế quan thấp và xuất khẩu của họ đã vút lên. Trong khi ấy, các nhà sản xuất từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã chen nhau vào Việt Nam để giành lợi thế chi phí thấp và các khuyến khích khác. 



Xuất khẩu đã vọt lên 214 tỷ USD năm 2017, tăng hơn 20% so với năm trước đó. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch gần 42 tỷ USD năm 2017. Tất cả không phải chỉ có điện thoại. Các xuất khẩu chính của Việt Nam còn có điện tử, giầy dép và quần áo. 

Thách thức


Vừa mới đạt được mức thu nhập trung bình, Việt Nam đang vật lộn để tăng năng suất - chìa khóa để đảm bảo mức sống tiếp tục cải thiện. Các nhà kinh tế nói năng suất của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 so với Trung Quốc và thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Việc tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tiềm ẩn nguy cơ dễ tổn thương trước suy thoái kinh tế toàn cầu. Nông thôn nghèo nàn, ô nhiễm và tham nhũng là những lo ngại nghiêm trọng. Việt Nam đang vật lộn để sửa chữa các ngành công nghiệp nhà nước chi phối, vốn là di sản của nền kinh tế kế hoạch hóa thời trước. 

Viễn cảnh


Sau nhiều năm thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài lớn, Việt Nam có thể sẽ thấy rằng dòng vốn đầu tư suy giảm theo sự cắt giảm toàn cầu. Để duy trì tăng trưởng và sức cạnh tranh, Việt Nam cần cởi trói nhiều hơn cho doanh nghiệp tư nhân để khuyến khích việc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn - theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và các chuyên gia khác. 

Nguồn: https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/vietnam-site-of-next-trump-kim-summit-model-for-growth/2019/02/20/4db8b94a-358f-11e9-8375-e3dcf6b68558_story.html?utm_term=.51a7fa4effe7

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn