25 March 2023

Báo TQ: Những nước nào sẽ giúp TQ nếu chiến tranh với Mỹ


Trước căng thẳng leo thang vì tàu chiến Mỹ đi vào 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng hiện TQ đang chiếm đóng), truyền thông Trung Quốc lại có dịp xôn xao bàn về khả năng chiến tranh Mỹ - Trung và nếu điều đó xảy ra thì những ai sẽ đứng về phe Trung Quốc. 



10 March 2023

Hải quân Philippines ra sao mà để tàu TQ ra vào như chỗ không người?


Chỉ trong mấy năm qua, Trung Quốc đã mấy lần huy động nhiều tàu cá và tàu hải cảnh đến vây quanh đảo Thị Tứ để uy hiếp Philippines. Những hiện tượng này làm bật ra câu hỏi rằng thực lực của hải quân Philippines ra sao mà để cho Trung Quốc tác oai tác quái như vậy? 



08 March 2023

Giải mã đàm phán biên giới Trung - Việt qua tài liệu TQ



Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định phân định biên giới vào năm 1999 để xác định rõ ràng đường biên của hai nước. Tuy nhiên sau khi hiệp định đã ký kết, trong dân gian ở cả hai nước lại đều có những ý kiến nói rằng nước mình đã chịu thiệt thòi trong quá trình phân chia. Vậy câu chuyện thực tế quá trình đàm phán ra sao, những điểm tranh chấp nóng bỏng một thời trong chiến tranh được phân chia thế nào?



07 March 2023

Kể chuyện quân đội VN dùng điện đài TQ lừa TQ


 Trong chiến tranh Việt - Trung 1979, do quen thuộc với các trang bị liên lạc của quân đội Trung Quốc, quân đội Việt Nam đã tích cực chế áp, gây nhiễu và nhiều khi giả mạo thông tin để đánh lừa quân Trung Quốc trên chiến trường. 



15 February 2023

Chỉ huy TQ chấn động vì con số thương vong quá lớn sau hai ngày đánh VN


Sử dụng binh lực áp đảo với tỉ lệ ít nhất là 3:1, số lượng pháo và xe tăng cũng áp đảo nhưng quân đội Trung Quốc đã hứng chịu tổn thất rất nặng nề với trên 4000 người thương vong trong 2 ngày. Đây là một con số vượt xa những dự liệu của các tướng lĩnh Trung Quốc. 




14 February 2023

Vật thể bay và vật thể lặn bí ẩn đồng thời xuất hiện sát nách Trung Quốc


Ngày 13/2, truyền thông Trung Quốc đưa tin phát hiện vật thể bay không xác định ở trên vùng biển gần Thanh Đảo - Sơn Đông gây ra nhiều đồn đoán trên mạng xã hội. Có người nghi ngờ khí cầu, có người nghi máy bay không người lái. Ngoài ra, lại có tin tức về một vật thể lặn không xác định ở dưới mặt nước ở vùng biển này. 



09 February 2023

Liệu đã đến lúc để Việt - Hàn dứt điểm món nợ lịch sử?

 

Tòa án quận Trung tâm Seoul vừa phán quyết hôm 7/2 rằng chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường 30 triệu won cho bà Nguyễn Thị Thanh - nạn nhân trong vụ thảm sát ở làng Phong Nhất - Phong Nhị năm 1968. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc thừa nhận trách nhiệm về mặt pháp lý đối với sự hung ác của binh lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam. Đây cũng có thể là sự kiện để mở ra cơ hội cho hai nước Việt Nam và Hàn Quốc giải quyết dứt điểm một lần vấn đề tồn tại quá khứ này, để từ đây hai nước chỉ hướng tới tương lai, không còn vết gợn quá khứ phải gác lại nữa. 



07 February 2023

Vì sao việc bắn hạ một khinh khí cầu khó hơn chúng ta tưởng?


Trong suy nghĩ của công chúng, việc bắn hạ các khinh khí cầu bay chậm chạp là điều không có gì khó khăn đối với các vũ khí phòng không hiện đại. Tuy nhiên, khi một quả khinh khí cầu khổng lồ của Trung Quốc bay trên lãnh thổ nước Mỹ ở độ cao lớn, người ta mới thấy rõ rằng việc bắn hạ nó cũng có nhiều rắc rối không đơn giản. 



13 January 2023

Tòa án Philippines bác bỏ thỏa thuận ba bên với TQ và Việt Nam trên Biển Đông

Tòa án Tối cao Philippines hôm 10/1 đã tuyên bố thỏa thuận thăm dò năng lượng ký năm 2005 với các công ty của Trung Quốc và Việt Nam là bất hợp pháp, vì hiến pháp không cho phép các công ty nước ngoài khai thác tài nguyên thiên nhiên.



Điều đáng nói là quyết định này được ban hành nhằm vào một thỏa thuận đã hết hạn từ năm 2008. Do đó nó có thể làm phức tạp cho nỗ lực của Trung Quốc nhằm nối lại các cuộc đàm phán thăm dò dầu khí với Philippines trong các khu vực ở Biển Đông đang nằm trong tranh chấp. Tòa án này không đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao mãi 14 năm sau khi đơn kiện được nộp, họ mới đưa ra phán quyết.

Trung Quốc và Philippines đã đấu khẩu hàng thập kỷ về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, từ đó dẫn tới một phiên tòa trọng tài năm 2016 với phần thắng thuộc về Philippines.

Các nỗ lực nhằm tìm kiếm một phương thức hợp pháp có thể tồn tại được để cùng nhau thăm dò năng lượng đã thường xuyên đụng đầu vào tường.

Chính quyền trước đây của Philippines hồi tháng 6 năm ngoái đã từ bỏ nỗ lực gần nhất, viện dẫn các ràng buộc của hiến pháp và các vấn đề chủ quyền.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos (con), trước chuyến thăm Trung Quốc vào tuần trước, đã nói rằng Philippines phải tìm cách khai thác các nguồn năng lượng chưa khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế dù cho không có chuyên gia Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc yêu sách quyền tài phán với hầu như toàn bộ Biển Đông và rủi ro của việc các hoạt động năng lượng bị đổ vỡ đã làm cho Philippines khó tìm kiếm các đối tác nước ngoài dù cho phiên tòa trọng tài quốc tế đã làm rõ những điều mà Manila được phép làm là gì.

Phán quyết của Tòa án Tối cao của Philippines hôm 10/1 làm mất hiệu lực của thỏa thuận giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thỏa thuận này bao phủ một khu vực rộng 142.886 km2 trên biển.

Hiến pháp Philippines quy định nhà nước Philippines phải kiểm soát và giám sát các hoạt động và các công ty liên quan phải do Philippines nắm giữ phần lớn.

Nguồn: https://edition.cnn.com/2023/01/10/asia/philippines-south-china-sea-2005-energy-deal-intl-hnk/index.html

12 January 2023

Mạng TQ nêu 2 chỗ cứng của quân Đài Loan nếu xảy ra xung đột


Gần đây một bài viết trên mạng Toutiao đánh giá rằng hai chỗ cứng nhất trong quân đội Đài Loan là không quân và tên lửa. Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan thì cần đặc biệt chú ý chế áp hai lực lượng này nếu như không muốn bị thiệt hại nặng.