Chiến tranh biên giới đã dạy TQ những bài học gì về súng cối?

Tiến đánh Việt Nam tháng 2/1979 với lời tuyên bố hùng hồn rằng "dạy cho Việt Nam bài học" nhưng qua thực tế chiến trường, chính Trung Quốc cũng đã học được rất nhiều bài học xương máu. Bài viết dưới đây của tờ Sina chính là nói về một bài học như vậy, bài học về cách sử dụng súng cối.


Bài báo viết: "Súng cối là một loại pháo cơ động tiện mang theo của bộ binh, đặc điểm khúc xạ của nó có thể sát thương đối phương ẩn nấp ở sau những vật che đỡ và vật che khuất. Trong chiến tranh biên giới Việt - Trung, quân Trung Quốc sử dụng nhiều súng cối hỗ trợ bộ binh tác chiến ở rừng núi. Đây là chỗ dựa hỏa lực quan trọng nhất của bộ binh.



Trong lúc chiến đấu, súng cối cỡ lớn được tổ chức thành các cụm do trung đoàn nắm, chủ yếu dùng để tấn công quân Việt Nam phía sau công sự, cản trở quân Việt Nam tăng viện. Khi yểm hộ hỏa lực để quân Trung Quốc tấn công thì súng cối là hỏa lực hỗ trợ chủ yếu. Các loại súng cối cỡ trung và cỡ nhỏ biên chế cho tiểu đoàn và đại đội, chủ yếu để hỗ trợ hỏa lực cho hướng chủ công. 

Các loại súng cối được quân Trung Quốc sử dụng phổ biến trong chiến tranh biên giới với Việt Nam là súng cối Type 56 cỡ 160mm, súng cối Type 64 cỡ 120mm, súng cối Type 71 cỡ 100mm, súng cối Type 67 cỡ 82mm, súng cối Type 63 và 63.1 cỡ 60mm. 

Trong số đó, hai khẩu cỡ 160mm và 120mm từng là những loại được mệnh danh là pháo công thần. Năm 1962 khi chiến tranh với Ấn Độ, nó đã hiển lộ thần uy, gây ra thương vong nặng nề cho bộ đội sơn cước Ấn Độ. Nhưng sau mười mấy hai mươi năm, khi đối mặt với hoàn cảnh mới ở trận chiến với Việt Nam, những khẩu pháo công thần này lại gặp thử thách nghiêm trọng. 



Súng cối Type 56 160mm là một khẩu súng cối được phát triển dựa theo mẫu súng cối M160 cỡ nòng 160mm của Liên Xô. Ưu điểm của nó là uy lực khá lớn nhưng khuyết điểm là tầm bắn hạn chế, cồng kềnh nặng nề cho nên tính cơ động kém. 

Súng cối Type 56 cỡ nòng 160mm. 

Năm 1962 khi chiến tranh với Ấn Độ, loại pháo này là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất và uy lực nhất của sư đoàn bộ binh. Mặt khác nó cũng là khẩu pháo có tầm bắn xa nhất trong các loại pháo được trang bị cho trung đoàn pháo binh trực thuộc sư đoàn bộ binh thời đó. Khi tác chiến trên địa hình sơn địa, nó đã cung cấp cho bộ binh trên mặt trận hỗ trợ cực lớn và sát thương rất nhiều với quân Ấn Độ. Nhưng cũng trong cuộc chiến này, súng cối 160mm đã bộc lộ nhược điểm là cả súng và đạn đều quá nặng, rất khó để cơ động. Năm 1961, khẩu súng cối này đã ngừng sản xuất và dần dần bị loại biên. 



Năm 1984 sau khi chiếm được Lão Sơn, căn cứ nhu cầu thực chiến ở vùng địa hình sơn địa biên giới, cần có loại pháo bắn gián tiếp có cỡ nòng lớn để hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh cho nên khẩu súng cối 160mm lại được đưa ra sử dụng trở lại. Mục tiêu là dùng nó để đánh các công sự kiên cố và các hang động có quân Việt Nam trú đóng. 

Ngày 30/6/1986, ở mặt trận Đông Sơn, một đại đội súng cối 160mm trên cơ sở chuẩn bị đầy đủ mất 1 tiếng 40 phút đã thực hiện bắn chế áp và phá hoại tổng cộng 40 phát. 

Súng cối 120mm Type 64 là khẩu súng cối cỡ lớn đầu tiên Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển thành công vào năm 1964. Khẩu cối này dùng kết cấu đế hình thang thay cho kết cấu đế hình khay tròn. Trọng lượng toàn bộ của nó là 174 kg, nhẹ hơn 101 kg so với khẩu súng cối 120mm phỏng theo súng cối Liên Xô. 



Súng cối 120mm được biên chế cho trung đoàn. Vì nhẹ hơn súng cối 160mm nên mang vác tiện hơn. Trong chiến tranh biên giới Việt Trung, nó tham chiến nhiều hơn và quan trọng hơn súng cối 160mm. Nhưng súng cối 120mm dù tiện mang vác hơn súng cối 160mm vẫn là quá nặng đối với bộ binh tác chiến ở địa hình rừng núi. Năm thập niên 1980, nó dần dần bị thay bằng khẩu súng cối 10mm nhẹ hơn nữa. 

Một khẩu súng cối Type 87 cỡ nòng 82mm. 

Chiến tranh biên giới Việt - Trung có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc phát triển súng cối của quân đội Trung Quốc. Trong tác chiến rừng núi, quân Trung Quốc nhận thức được rằng các loại súng cối 160mm và 120mm quá nặng, khó mang vác, hiệu quả thực chiến không tốt. Lấy súng cối 160mm làm ví dụ, chỉ riêng quả đạn của nó đã nặng gần 50 kg. Trong chiến tranh với Ấn Độ, để bảo đảm cho một trung đoàn pháo binh mang đủ cơ số đạn pháo thì thậm chí cần phải có 1 trung đoàn bộ binh giúp đỡ vận chuyển đạn. Điều này là một bất cập. 



Còn các loại súng cối cỡ trung và cỡ nhỏ như Type 71 cỡ 100mm, Type 67 82mm, Type 63 60mm, trong tác chiến phân đội đã cho thấy rõ sự linh hoạt và thuận tiện. Như khẩu Type 71 100mm đã trở thành trọng pháo trực thuộc trung đoàn, là hỏa lực hỗ trợ đáng tin cậy nhất; khẩu Type 67 82mm và Type 63 60mm là súng cối cấp tiểu đoàn và cấp đại đội, trong tác chiến đã phát huy ưu thế hỏa lực đi cùng bộ binh. Ba loại súng cối này qua rèn rũa của chiến tranh đã được binh sỹ tham chiến tin cậy. 

Súng cối Type 93 cỡ 60mm. 

Từ thập niên 80, súng cối 160mm và 120mm dần dần bị loại biên, bộ binh Trung Quốc sau chiến tranh chỉ còn sử dụng súng cối 100mm, 82mm và 60mm. Mặt khác, sau cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, Trung Quốc đã căn cứ vào kinh nghiệm thực chiến và phương hướng phát triển công nghệ mới của thế giới để phát triển các loại súng cối mới. 

Hiện nay, súng cối Type 93 cỡ 60mm trang bị đến đại đội, súng cối Type 87 cỡ 82mm trang bị cho tiểu đoàn bộ binh của lực lượng đổ bộ đường không và bộ binh sơn cước. Quân đội Trung Quốc còn phát triển súng cối 82mm bắn nhanh được đặt trên xe. Súng cối Type 89 cỡ 100mm trở thành hỏa lực thuộc cấp trung đoàn. Quân đội Trung Quốc cũng phát triển súng cối tự hành cỡ 120mm kiểu mới hợp nhất công năng của súng cối và lựu pháo trở thành một hỏa lực của bộ binh cơ giới. 


Nguồn: https://mil.news.sina.com.cn/jssd/2019-02-20/doc-ihrfqzka7558708.shtml

Post a Comment

Tin liên quan

    -->