Cuộc xung đột hàng thập kỷ giữa Ấn Độ và Pakistan đã leo thang lên trong tuần này với việc Ấn Độ loan báo không kích vào đất Pakistan.
Cả hai nước đều là quốc gia hạt nhân và với bên cạnh các chiến thuật quân sự truyền thống, cả hai bên đã tham dự vào một cuộc chiến tranh online bằng ngôn từ và tấn công mạng trong hơn 20 năm qua.
Trong khi các nước như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên nổi tiếng thế giới về khả năng tấn công mạng của họ, cả Ấn Độ và Pakistan cũng có các chương trình ghê gớm về gián điệp mạng chính phủ cũng như dân sự, với kỹ năng công nghệ mạnh mẽ và các công cụ tấn công mạng.
Như năm 1998, các hacker Pakistan đã thâm nhập thành công vào Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Ấn Độ. Các nhóm Pakistan đã thực hiện nhiều vụ “hack” thành công suốt những năm cuối thập niên 1990 và leo thang qua những năm 2000 đến nay.
Các vụ hack thường có động cơ liên quan đến tư tưởng và thường nhắm vào một cơ quan chính quyền hay một website truyền thông nổi tiếng và đăng các thông điệp xấu lên đó để gây lúng túng cho đối phương hoặc lan truyền đi một thông điệp nào đó.
Các hacker Pakistan đã thâm nhập và phỉ báng các website Ấn Độ. Các hacker Ấn Độ đã tấn công các website Pakistan để trả đũa và bắt đầu những chiến dịch có tổ chức để đáp trả vụ tấn công mạng Mumbai 2008.
Trong một lần tấn công năm 2010, Pakistan đã xóa thành công dữ liệu của Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ. Hai bên thường xuyên tấn công lẫn nhau để trả đũa những vụ tấn công mới, đến nỗi người ta phải lập hồ sơ theo dõi xem xung đột mạng có thể leo thang giữa hai nước nhanh như thế nào.
Phần mềm độc hại do Pakistan phát triển và ẩn giấu trong các blog và website tin tức giả có thể đánh cắp email, kích hoạt webcam và chụp màn hình máy tính của nạn nhân. Ấn Độ đã phát triển một công nghệ gián điệp tinh vi trên nền tảng Android, lợi dung vào hệ điều hành phổ biết nhất trong khu vực này.
Cuộc chiến thông tin
Các công dân ở cả hai nước cũng sử dụng mạng xã hội như Facebook và các chương trình nhắn tin như Whatsapp của Facebook để làm trầm trọng thêm xung đột. Trong những vụ việc được báo cáo năm ngoái, tin đồn và tin tức giả được chuyển qua tin nhắn đến Whatsapp ở Ấn Độ đã dẫn tới những vụ giết người vì đám đông kích động ở nước này.
Cựu chỉ huy cơ quan an ninh Alex Stamos viết lên Facebook cá nhân của mình rằng: “Mặc dù hiếm khi được thảo luận công khai nhưng Ấn Độ và Pakistan đã bị lôi kéo vào các hoạt động tấn công thông tin và mạng liên tục chống lại nhau trong nhiều năm. Đây có thể là một tình huống mà cuộc chiến vô hình cấp thấp trở thành một yếu tố gây bất ổn”.
Khi xung đột leo thang, các cơ quan truyền thông Ấn Độ và Pakistan đã ồ ạt xuất bản những hướng dẫn để giúp công chúng nhận ra sự thật từ các tin tức trên mạng xã hội và các ứng dụng chat. Trên trang News 18 của Ấn Độ có hướng dẫn rằng: “Bỏ qua tin nhắn hàng loạt. Nếu bạn nhận được một tin nhắn từ nhiều kênh và địa chỉ liên hệ, đó có thể là một trò lừa bịp”.
Nguồn: https://www.cnbc.com/2019/02/27/india-pakistan-online-war-includes-hacks-social-media.html
Xem thêm: Không quân Ấn Độ bắn hạ máy bay F-16 Pakistan
Xem thêm: Không quân Ấn Độ bắn hạ máy bay F-16 Pakistan
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.