Pakistan rắc rối với Mỹ quanh việc dùng F-16 bắn máy bay Ấn Độ

Website tin tức Standard.co.uk cho biết: Mỹ đang tìm kiếm câu trả lời về việc liệu Pakistan có vi phạm thỏa thuận bán vũ khí bằng việc sử dụng máy bay do Mỹ chế tạo để bắn hạ máy bay của Ấn Độ hay không. 

Binh sỹ Pakistan đứng bên mảnh vỡ chiếc máy bay Ấn Độ bị bắn hạ. 



Pakistan đã thừa nhận bắn hạ một chiếc máy bay của láng giềng Ấn Độ sau khi nó bay qua đường kiểm soát ở khu vực tranh chấp Kashmir khi căng thẳng dâng cao giữa hai nước. 

Tuy nhiên Pakistan đã phủ nhận việc sử dụng những chiếc F-16 do Mỹ chế tạo cũng như việc vi phạm các điều khoản mà họ đã thỏa thuận khi mua. 

Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ nói với Reuters rằng: “Chúng tôi đã nhận được những báo cáo và đang tìm kiếm thêm thông tin. Chúng tôi xem xét rất thận trọng mọi lý lẽ về sự lạm dụng của các tường thuật quân sự”. 

Hoa Kỳ thường lồng ghép các điều khoản hạn chế vào việc sử dụng những vũ khí mà họ xuất khẩu. Những điều này được nêu chi tiết trong cái gọi là thỏa thuận người dùng cuối. 

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan đã âm ỉ nhiều năm ở Kashmir. 


Trước đó, tờ Economictimes của Ấn Độ cũng có đưa tin rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm thông tin về khả năng Pakistan lạm dụng F-16 mua của Mỹ để bắn hạ máy bay của Ấn Độ. Bài báo này cho biết là hôm 28/2 đã công bố những phần của một tên lửa không đối không có cự ly bắn ngoài tầm nhìn như một bằng chứng “thuyết phục” để chứng minh rằng Pakistan đã triển khai các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất trong một cuộc tập kích đường không nhắm vào các căn cứ quân sự Ấn Độ ở Kashmir sau khi Ấn Độ tấn công một nhóm vũ trang đóng trên lãnh thổ Pakistan. 

Bài báo này cũng cho biết là các tài liệu công khai tiết lộ rằng Mỹ đã đặt ra gần một tá điều khoản hạn chế đối với Pakistan trong việc sử dụng F-16. 

Trong một phiên điều trần ngày 20/7/2006, John Miller khi đó là Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Chính trị Quân sự đã nói với các nghị sỹ rằng Hoa Kỳ đã “xem xét rất cẩn thận” những rủi ro tiềm năng của việc công nghệ và thiết bị Mỹ bị đi chệch hướng. 

Mặc dù các chi tiết chính xác của những hạn chế được thảo luận trong bí mật và do đó nó vẫn được bảo mật nhưng Miller đại khái đã phác thảo một vài hạn chế mà ông nói là “một tá những điều khoản mới và chưa từng thấy” của kế hoạch an ninh cho Pakistan. 

Miller lúc đó nói với các nghị sỹ rằng “có một nguyên tắc hai người có thể nói, để sử dụng thiết bị này và đi vào những khu vực bị hạn chế, các máy bay F-16 bay ra ngoài lãnh thổ Pakistan hoặc tham gia vào một cuộc tập trận hay hoạt động nào với quốc gia thứ ba phải được sự đồng ý trước của chính phủ Mỹ”. 

Bình luận: Trước đây truyền thông từng nói mua vũ khí của Mỹ ngoài việc đắt đỏ còn nhiêu khê về các điều kiện. Đến nay, qua sự việc này mới thấy quả đúng là vậy. Đã mua vũ khí là để phục vụ mục đích quốc phòng. Trong hoạt động quốc phòng thì tình huống chiến tranh là cần kíp nhất, nuôi quân ba năm dùng quân một giờ. Trong chiến tranh thì có công có thủ, có khi cần tổ chức đánh đòn phủ đầu vào nơi địch tập kết lực lượng chuẩn bị triển khai. Vậy nhưng như trường hợp mua F-16 của Mỹ với điều kiện phải được Mỹ đồng ý trước mới được phép dùng F-16 ở bên ngoài lãnh thổ, thế thì còn gì là yếu tố bí mật bất ngờ. Xem ra đây cũng là một cách để Mỹ thao túng các cuộc chiến và tối đa hóa lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh xung đột giữa các nước khác. 

Nguồn: https://www.standard.co.uk/news/world/india-pakistan-conflict-latest-us-demands-to-know-if-jets-it-built-were-used-by-pakistan-to-shoot-a4081331.html

https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/us-seeks-information-on-potential-misuse-of-f-16-by-pakistan/articleshow/68229586.cms


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn