Việt Nam có lẽ không phải quốc gia đầu tiên mà tôi liên tưởng khi nghĩ về những hệ sinh thái công nghệ phát triển nhưng giờ đây sự xem xét này đang ngày càng vững vàng hơn vì tăng trưởng ngoạn mục trong lĩnh vực này. Người khổng lồ đang ngủ này đã lặng lẽ cất cánh mấy năm trước và giờ đây bắt đầu ghi dấu của mình trên quy mô toàn cầu.
Tăng trưởng
Năm 2017 dân số Việt Nam ước tính 95 triệu người. Trong số này, người ta cho biết có 50,5 triệu người sử dụng internet trong khi 42,18 triệu người sử dụng internet qua điện thoại thông minh. Con số này được dự kiến đạt tới 51,3 triệu vào năm 2020.
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ấn tượng từ 6 đến 7% qua mỗi năm và gần đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nếu tốc độ hiện nay tiếp tục duy trì thì năm 2050 Việt Nam có thể bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Tăng trưởng GDP hàng năm này phù hợp với các tham vọng của chính phủ Việt Nam - những người đã tích cực và tháo vát trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ năm 2017 đã tuyên bố rằng chính phủ Việt Nam có mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp từ 500.000 lên 1 triệu vào năm 2020.
Sự tăng trưởng trong GDP cũng được phản ánh ra qua mọi tiện nghi tốt hơn như điều kiện sinh hoạt, giáo dục và một thế hệ mới hiểu biết công nghệ và có hoài bão.
Bối cảnh nảy nở công nghệ này đã không được chú ý khi 500 Startups - một quỹ tài trợ vốn mạo hiểm và hỗ trợ khởi nghiệp ở thung lũng Silicon, đã đầu tư 14 triệu USD cho 500 nhà khởi nghiệp Việt Nam. Quỹ có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh này tập trung vào các nhà khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hoặc các công ty hướng đến thị trường Việt Nam.
Eddie Thai - một đối tác của 500 Startups, đã bình luận về hệ sinh thái đang phát triển này trong một cuộc phỏng vấn với SCMP. Anh ấy được trích dẫn nói rằng “Trong các nước Đông Nam Á, gồm cả Singapore và Malaysia, hệ sinh thái khởi nghiệp đã bão hòa. Riêng Việt Nam trở nên nổi bật vì kinh tế phát triển mạnh, nhân khẩu học tốt và các nhân tài”.
Nói về các nhân tài hiện tại, anh ta nói: “Hiện nay Việt Nam có khoảng 250.000 kỹ sư, số lượng việc làm công nghệ này đã gấp đôi so với 3 năm trước”. Thai nói thêm rằng chi phí nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam thấp hơn khoảng 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ.
![]() |
Sự tăng đầu tư khởi nghiệp ở Đông Nam Á. |
Ảnh hưởng từ tình hình Trung Quốc
Một lĩnh vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã xoay xở để đặt đất nước vào chỗ được xem như một nhân vật chính trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Trung Quốc đã là một công cụ trong tăng trưởng này và BBC gần đây đưa tin rằng điều này có thể là vì các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt. Tuy nhiên Trung Quốc đã và đang tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ của Việt Nam khi họ đầu tư trực tiếp ngày càng nhiều vào Việt Nam.
BBC cũng đưa tin rằng 4 tháng đầu năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt 65% con số của cả năm 2018 và nó còn tiếp tục tăng lên.
![]() |
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 3 năm qua. |
Hãng luận Baker & McKenzie nhấn mạnh rằng: “nhiều công ty đã và đang đầu tư sản xuất ra ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á, từ trước khi xung đột thương mại Mỹ - Trung diễn ra, nhưng căng thẳng thương mại gần đây đã làm tăng tốc quá trình này”.
Tăng trưởng thanh toán di động
Việt Nam là nước phát triển nhanh nhất thế giới về người thanh toán điện tử theo như tin tức của VnExpress. Năm nay Việt Nam được thấy tăng trưởng hơn bất kỳ nước nào về số người dùng di động để thanh toán. Tỷ lệ thanh toán qua di động của Việt Nam đạt tới 24%, trong khi đối thủ cạnh tranh gần nhất trong lĩnh vực này là khu vực Trung Đông đạt mức 20%. Tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái của Việt Nam trong lĩnh vực này lên tới 61%.
Hồi tháng 1, chính phủ Việt Nam công bố rằng họ muốn giảm giao dịch tiền mặt cho mọi hóa đơn của các hộ gia đình vào cuối năm 2019. Theo VNExpress, chính phủ đã đề xuất “thiết lập ưu tiên thanh toán di động và qua thẻ ngân hàng, và yêu cầu rằng việc này phải hoàn thành trước tháng 12 năm nay”.
Ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nói rằng “thanh toán di động đang được xem là một xu hướng mới với sự phát triển của các công nghệ như QR codes, thanh toán gián tiếp và mã hóa thông tin thẻ”.
ExchangeWire năm 2018 báo cáo rằng 65% dân số Việt Nam thanh toán qua app ít nhất một lần. Người tiêu dùng cũng trung bình chi 62 USD mua sắm trực tuyến và chỉ số này dự kiến lên đến 96 USD vào năm 2021. Họ cũng báo cáo là người dùng trung bình sử dụng dụng điện thoại di động 2,5 giờ mỗi ngày.
Nắm bắt mạng 5G
Mặc dù 4G được ra mắt năm 2009 nhưng đến 2016 chính phủ Việt Nam mới cấp phép ở tần số 1800 MHz và 2600 MHz cho các mạng di động.
CIO báo cáo rằng mạng di động tiên tiến này của Việt Nam hiện giờ phủ sóng tới 96% dân số, cung cấp dịch vụ 3G cho 51,2 triệu người dùng và 4G cho 13 triệu người dùng. Tốc độ trung bình là 21,49 Mbps - nhanh hơn Mỹ và chỉ đứng sau Singapore là nước có tốc độ mạng nhanh nhất thế giới.
Với thực tế này, Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam đã đang hướng về cái mà anh gọi là “Cách mạng Công nghiệp 4.0 Việt Nam”. Anh nhấn mạnh rằng: “Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi cách Việt Nam sản xuất và thiết kế sản phẩm. Dựa trên sức mạnh của dữ liệu lớn, năng lực tính toán cao, trí tuệ nhân tạo và phân tích nhân tạo, công nghiệp 4.0 thực hiện sứ mệnh số hóa hoàn toàn ngành sản xuất”.
Brunetti cũng nói rằng: “Chúng tôi tin rằng các nước tiên phong trong 5G sẽ có lợi thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu bởi vì sự chuyển đổi số đa ngành của họ đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Các ngành công nghiệp được lợi nhất từ 5G là những cái có thể tận dụng lợi thế của 5G về tốc độ cao, độ trễ thấp và sự tin cậy cao để tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng và độ an toàn hoặc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính sáng tạo”.
Báo cáo thương mại 5G của Ericsson ước tính rằng các nhà mạng di động ở Việt Nam sẽ có cơ hội kiếm được 3,17 tỷ USD doanh thu khi sử dụng công nghệ 5G để giải quyết vấn đề số hóa công nghiệp.
Điều kiện lý tưởng
Đặt các nhân tố nói trên vào xem xét thì không có gì ngạc nhiên khi thấy một dòng đầu tư đang gia tăng đổ vào Việt Nam. Tất cả những dịch chuyển đạt đến tột độ này nằm trong một môi trường hoàn hảo cho tăng trưởng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Tăng trưởng GDP và kinh tế đang mang lại sự giàu có mới cho phép nhân dân có điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn. Điều này đã thể hiện ở một công chúng kết nối tốt hơn khi được sử dụng điện thoại thông minh với dịch vụ mạng nhanh thứ hai thế giới.
Điều này cũng tăng lên trong thói quen dùng điện thoại, đặc biệt là trong thanh toán, đặt nền móng cho những hệ thống và phương pháp mới để chúng ta giải quyết vấn đề. Nó trở nên đáng tin hơn khi xét đến thực tế là chỉ có 40% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng và chỉ 27% sở hữu thẻ ngân hàng.
Tất cả các diện mạo bề ngoài này của hệ sinh thái hiện nay đang được thúc đẩy hơn nữa bởi một chính phủ tích cực khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và thịnh vượng trong hệ thống mới và thú vị này.
Nguồn: https://medium.com/@redfoxlabs.io/vietnam-southeast-asias-answer-to-silicon-valley-5a00a40f5360