Chuyên gia TQ: Việt Nam đang chạy nước rút để giành lợi thế

Một nhà quan sát nói rằng việc Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh và tàu khảo sát vào bãi Tư Chính có ý đồ ngăn chặn Việt Nam chiếm lợi thế trong khu vực này trước khi đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.



Tàu Hải cảnh 3901 - con "quái vật" 12000 tấn đang hộ tống cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 của TQ hoạt động phi pháp trong vùng biển  gần bãi Tư Chính của Việt Nam. 

Hu Bo – Giám đốc tổ chức Sáng kiến Phát hiện Tình hình Chiến lược Biển Đông nói rằng khi các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử đang tiếp tục, các bên liên quan đang “chạy nước rút” để giành lợi thế mình trước nguồn tài nguyên dầu khí trong khu vực này để thiết lập một trạng thái đã rồi khi thỏa thuận đạt được. Thỏa thuận này được Bắc Kinh hy vọng sẽ đạt được vào năm 2021. 

Hu Bo nói: “Mục đích của Trung Quốc (trong việc cử tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8) là ngăn chặn Việt Nam đơn phương khai thác tài nguyên dầu khí”. 




Ryan Martinson – trợ lý giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ nói trong một bài đăng Twitter hôm qua rằng theo dữ liệu giám sát mới nhất, tàu Hải Dương Địa Chất số 8 vẫn đang hoạt động gần bãi Tư Chính – một bãi ngầm Việt Nam đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng yêu sách chủ quyền. 

Bắc Kinh đã sử dụng các tàu hải cảnh đông đảo của mình ở các vùng tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông như một cách để thúc đẩy yêu sách chủ quyền mà không gây nguy cơ xung đột quân sự. 

Hải Dương Địa Chất số 8, con tàu khảo sát đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam gần bãi Tư Chính. 

Trong số các tàu tham gia vào hoạt động gần đây quanh bãi Tư Chính có tàu Hải cảnh 3901, một tàu tuần tra 12000 tấn và là một trong những tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới. Con tàu được mệnh danh “quái vật” này được trang bị 1 pháo hạm cao tốc 76mm, hai khẩu pháo cỡ nhỏ hơn và 2 khẩu pháo phòng không. Nó cũng mang một trực thăng và đạt vận tốc tối đa 25 hải lý/h. 

Giá trị lớn nhất của con tàu này trong tranh chấp hiện nay là ưu thế áp đảo về kích cỡ. Trong các đối đầu hàng hải, đâm va là một chiến thuật thường được các tàu cảnh sát biển sử dụng và các tàu lớn hơn thường có lợi hơn. 




Hồi tháng 5, Bắc Kinh đã cử tàu hải cảnh của họ hoạt động gần bãi Luconia ngoài khơi bờ biển Malaysia để quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Sapura Esperanza của Malaysia. Con tàu trọng tải 1500 tấn này cũng được trang bị pháo hạm cao tốc 76mm, 2 pháo 30mm và 2 vòi rồng cùng 2 xuồng máy. 

Hải cảnh Trung Quốc đã trải qua một quá trình cơ cấu lại năm 2013 để tập trung vào trách nhiệm giám sát hàng hải và quản lý ngư nghiệp quốc gia. Trong những năm sau đó, Hải cảnh Trung Quốc phát triển đáng kể đội tàu, bao gồm sử dụng các tàu hải quân loại biên và năm 2018 nó được chuyển sang thuộc quản lý của Cảnh sát vũ trang Nhân dân – một lực lượng nằm dưới chỉ huy trực tiếp của quân đội. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/military/article/3019191/china-maintains-pressure-vietnam-vanguard-bank

Post a Comment

Tin liên quan

    -->