Giáo sư Mỹ: Trung Quốc không nên đối xử với VN như với Philippines

Bắc Kinh không nên đối xử với Việt Nam như với Philippines, nhất là trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó sẽ không giúp cho sự hội nhập kinh tế của khu vực này.



Một tàu Hải cảnh Trung Quốc. 

Việt Nam không xem Trung Quốc là một “người bạn” theo cách như Tổng thống Rodrigo Duterte đã làm. Đó là thông điệp mà Hà Nội đã gửi cho Bắc Kinh bằng cách triển khai lực lượng để đối đầu với các tàu Trung Quốc - những con tàu đã tiến vào vùng biển bị tranh chấp. 




Bắc Kinh đã ghi điểm một chiến thắng ngoại giao lớn trong những năm gần đây. Họ đã cố gắng để xoay chuyển Philippines từ một đối thủ sang một “bạn bè” và tiến bước trong kế hoạch biến Biển Đông thành biển của riêng họ. 

Trở lại tháng 4/2018, Duterte đã thay đổi ý định treo quốc kỳ Philippines trên những đảo tranh chấp sau khi có lời khuyên “bạn hữu” của Bắc Kinh. 

Một năm trước sự việc đó, Philippines và đồng minh thân cận nhất của họ là Mỹ đã giành thắng lợi trong một phiên tòa trọng tài quốc tế khi tòa phán quyết rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử trên những vùng nước Biển Đông. Nhưng Duterte đã không dám thực thi phán quyết. Thay vào đó, ông đã chọn đứng về phía Bắc Kinh trong tranh chấp và cố gắng “thoát ly” Mỹ. 

Nhìn bề ngoài, Tổng thống Duterte đang hy vọng rằng thân thiện với Bắc Kinh sẽ giữ gìn hòa bình trong khu vực và mang các khoản đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế Philippines. 




Đó là lý do vì sao Philippines đã không muốn đối đầu Bắc Kinh khi đối mặt nhiều vụ khiêu khích trong vùng biển của họ. Philippines đang tiếp tục trả giá cho sự trở cờ của Duterte. 

Gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu thử áp dụng chiến lược tương tự với Việt Nam. Tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở thăm Trung Quốc. Theo bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu, ông Tập “kêu gọi hai nước thúc đẩy hợp tác sâu sắc và hữu nghị để nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới”. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Vậy còn tranh chấp Biển Đông thì sao? Bài xã luận viết: “Đối với các vấn đề hàng hải, chủ tịch nhấn mạnh rằng cả hai bên nên hành động phù hợp với lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nghiêm túc thực thi nhận thức chung của lãnh đạo hai đảng, hai nước và bảo đảm hòa bình ổn định trên biển bằng các hành động cụ thể”. 

Bài xã luận này cũng bất ngờ không gọi Việt Nam là một láng giềng “thân thiện” - ngôn từ mà Chủ tịch Tập đã gọi Philippines trong chuyến thăm Manila năm 2018. Trong bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu khi đó, ông Tập nói “là láng giềng thân thiện đối diện qua biển, Trung Quốc và Philippines có sự gần gũi về địa lý và mối liên hệ mạnh mẽ kết nối hai dân tộc và hai nền văn hóa”. 




Ngược lại, Việt Nam không chia sẻ quan điểm của Bắc Kinh rằng Biển Đông là biển của Trung Quốc. Một phần Biển Đông thuộc về Việt Nam, và họ có chiến lược để bảo vệ từng tấc biển của mình, điều đó được minh chứng bằng căng thẳng hàng hải gần đây giữa hai nước. 

Trong khi đó, Việt Nam đang thúc đẩy một thỏa thuận sẽ đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều hành động Trung Quốc đang làm ở Biển Đông. Các hành động chẳng hạn như xây dựng đảo nhân tạo, triển khai các vũ khí phong tỏa và tấn công như tên lửa hoặc lập vùng nhận dạng phòng không. Những điều đó nằm trong một bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - điều mà Trung Quốc khởi xướng năm 2013. 

Mặc dù chưa biết liệu lập trường cứng rắn của Việt Nam chống lại Bắc Kinh có giữ gìn hòa bình đến cuối cùng không nhưng có một điều rõ ràng: Tham vọng Biển Đông của Bắc Kinh đang làm xói mòn sự hội nhập kinh tế của khu vực này và làm tăng thêm mối lo âu cho các nhà đầu tư. 

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2019/07/13/south-china-sea-beijing-shouldnt-treat-vietnam-like-the-philippines/#401dbb505ff4

Tình hình đối đầu Việt - Trung tại bãi Tư Chính:

Post a Comment

Tin liên quan

    -->