Vì sao cả VN và TQ đều chọn im lặng về vụ đụng độ ở Tư Chính?

Trung Quốc và Việt Nam đã xử lý căng thẳng gần đây ở Biển Đông bằng một phương pháp thận trọng khiến các nhà quan sát kết luận rằng cả hai nước đã học được bài học từ cuộc xung đột nguy hiểm 5 năm trước.



Một số tàu của Hải cảnh Trung Quốc. 

Cuộc đối đầu gần đây nhất diễn ra hai tuần trước khi một tàu khảo sát địa chất Trung Quốc bắt đầu thực hiện một hoạt động khảo sát gần bãi Tư Chính - đang nằm dưới kiểm soát của Việt Nam nhưng Trung Quốc cũng yêu sách chủ quyền. Việc này đã dẫn đến các tàu cảnh sát biển của hai nước tập trung trong khu vực. 




Tuy nhiên không giống như tranh chấp năm 2014, cả hai chính phủ đã duy trì một hồ sơ thấp về vấn đề này. Vụ xung đột năm 2014 bắt đầu khi một giàn khoan dầu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển tranh chấp và kết thúc với sự cáo buộc của cả hai bên về những vụ đâm va tàu cũng như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lan rộng trên khắp Việt Nam. 

Ngày 17/7, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc hy vọng Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp này và “không có các hành động làm phức tạp tình hình”. 

Đồ họa mô phỏng của website Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á về hoạt động của tàu khảo sát TQ ngày 14/7. Đường màu xanh là tàu Hải Dương Địa Chất số 8 di chuyển, đường màu đỏ là tàu hải cảnh TQ, đường màu cam là tàu chấp pháp Việt Nam.

Một ngày trước đó, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên với một tuyên bố không trực tiếp đề cập đến vụ căng thẳng ở Tư Chính mà thay vào đó chỉ nhắc tới “diễn biến gần đây ở Biển Đông”. 

Tuyên bố nói: “Các cơ quan chức năng Việt Nam trên biển đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình và pháp lý để bảo vệ vùng biển Việt Nam”. 




Ngày 11/7 khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm trụ sở Cảnh sát biển Việt Nam ở Hà Nội vào lúc căng thẳng dâng cao trên biển, truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không đề cập gì đến vụ việc căng thẳng. 

Tuyên bố về chuyến thăm này được xuất bản trên website của Cảnh sát biển nói rằng ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói với các thủy thủ trên tàu rằng các tàu Việt Nam cần “duy trì cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu” và nắm bắt “các diễn biến khó lường”. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. 

Collin Koh - thành viên nghiên cứu của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore nói rằng Hà Nội rõ ràng đang im lặng không đề cập công khai đến vấn đề này. Việc Việt Nam tránh cái gọi là “ngoại giao bằng loa” là điều hợp lý nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng do tác động của những la ó công cộng. Collin Koh cũng chỉ ra rằng sự ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư đã xảy ra năm 2014 do hậu quả của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. 

Mặc dù cuối cùng vấn đề đầu tư cũng được phục hồi nhưng trước đó các cuộc biểu tình đã trở thành bạo lực và các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc đã bị tấn công. 

Koh nói: “Hơn nữa, cả hai nước kể từ đó đã nhắc đi nhắc lại việc nhất trí “quản lý đúng đắn” các tranh chấp cho nên tôi phỏng đoán rằng có lẽ cả hai bên đều không muốn những chuyện om sòm này làm sôi sục những khu vực công cộng rồi dẫn tới cường điệu chủ nghĩa dân tộc và đi tới mất kiểm soát”. 




Chuyến đi tới Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuần trước cũng cung cấp cho cả Hà Nội và Bắc Kinh một cơ hội kiềm chế vụ căng thẳng này. Collin Koh nói rằng Trung Quốc cũng có lợi ích trong việc tránh leo thang tình hình. 

Trung Quốc đã cố gắng để xây dựng hình ảnh mọi thứ ở Biển Đông tốt đẹp và tất cả các bên liên quan có thể quản lý các tranh chấp của mình. Để hỗ trợ cho việc này, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy đàm phán với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. 

Trong khi đó, giáo sư Hu Bo - Giám đốc cơ quan Sáng kiến Phát hiện Tình hình Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc nói rằng các đối thủ tranh chấp gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines mong muốn giành một “trạng thái” có lợi cho mình trước khi thỏa thuận đó được hoàn thành - Trung Quốc hy vọng thỏa thuận sẽ hoàn thành vào năm 2021. 

Hu Bo nói: “Việt Nam đã tăng tốc khai thác dầu mỏ ở khu vực bãi Tư Chính và tàu khảo sát (của TQ) có lẽ là một hành động đối phó của Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ tình hình đang nằm dưới kiểm soát bởi vì mọi bên sẽ muốn một thỏa thuận”. 




Hu Bo dự đoán rằng vụ việc sẽ kết thúc trong lặng lẽ giống như hầu hết các vụ tranh chấp đã diễn ra ở Biển Đông. Ông nói: “Cuộc khủng hoảng năm 2014 là kết quả của một đánh giá sai, khi Việt Nam đặt quá nhiều kỳ vọng vào các thế lực bên ngoài”. 

Xu Liping - chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng sự gia tăng lợi ích chung nhanh chóng ở khu vực này đang ngăn chặn leo thang. Xu dẫn chứng rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Bắc Kinh trong khi vụ việc diễn ra có bao gồm một cuộc trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cam kết tăng cường hợp tác. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3019027/china-and-vietnam-tread-softly-south-china-sea-over-latest

Tham khảo thêm về vụ việc đụng độ ở bãi Tư Chính:



Post a Comment

Tin liên quan

    -->