Nhà đầu tư nước ngoài “nhún vai” trước đe dọa của Trump với VN

Đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang “nhún vai” trước lời đe dọa tăng thuế của Mỹ với hàng xuất khẩu từ Việt Nam, ngay cả khi trung tâm sản xuất Đông Nam Á này đã thu hút sự chú ý theo dõi từ chính quyền Trump.


Theo các nhà đầu tư như Federico Parenti tại Sempione Sim SpA ở Milan: Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và các kế hoạch bán cổ phần trong các công ty nhà nước sẽ bù đắp cho sự giảm giá cổ phiếu do va chạm thương mại gây ra. 




Parenti - người giúp quản lý số cổ phiếu trị giá khoảng 3 tỷ USD của Sempione Sim, trong đó có cả cổ phiếu của Việt Nam, nói: “Tôi không thay đổi quan điểm của mình. Khi bạn đầu tư vào một nước, bạn phải làm về lâu dài”. Sempione Sim hiện có cổ phần trong Vietnam Dairy Products JSC và Saigon Beer Alcohol Beverage Corp. 

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 854 triệu USD vào 193 tỷ cổ phiếu của Việt Nam trong12 tháng qua, tính đến ngày 15/8, dù cho chỉ số chứng khoán sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh rất ít thay đổi trong giai đoạn này. 

Nhu cầu khối nước ngoài khiến chứng khoán Việt Nam vốn hóa cao kỷ lục. 

Việc chính phủ bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước đã giúp tăng khoảng 5160 tỷ đồng (tương đương 220 triệu USD) trong nửa đầu năm nay, tăng thêm cho mức chào bán kỷ lục 5,09 tỷ USD năm ngoái. Mark Mobius - người điều hành Mobius Capital Partners LLP nói rằng thuế doanh nghiệp giảm cùng với tăng trưởng kinh tế cao 6% là “tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán”. 




Felix Lam - người quản lý gần 2 tỷ USD cổ phiếu ở châu Á của BNP Paribas Asset Management nói rằng hầu hết các nhà đầu tư không thể phớt lờ rủi ro của việc Mỹ tăng thuế với hàng hóa Việt Nam. Felix Lam không nắm giữ cổ phiếu nào Việt Nam vì doanh thu quá thấp so với ủy nhiệm của mình nhưng anh ta nói thanh khoản tăng có thể cho phép anh mua các cổ phiếu Việt Nam. 

Lam nói: “Nếu đàm phán thương mại (Mỹ - Trung) kéo dài và nghiêm trọng hơn, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như các nước châu Á khác”. Tuy nhiên Felix Lam nói thêm: “người ta sẽ kỳ vọng rằng các công ty sẽ thu được nhiều từ giá cổ phiếu của mình”. 

Chính quyền Trump đã và đang gia tăng áp lực lên Việt Nam để giảm thặng dư thương mại với Mỹ, trong đó bao gồm cả việc đánh thuế 400% đối với thép nhập khẩu bị cáo buộc có xuất xứ từ Đài Loan và Hàn Quốc hồi tháng 7. Xuất khẩu vào Mỹ chiếm 20% GDP Việt Nam năm ngoái và chiếm khoảng 26% trong nửa đầu năm nay. 

Loading...


Với Bharta Joshi - người giúp giám sát 650 triệu USD như một quản lý quỹ tại Aberdeen Standard Investments, nhu cầu nội địa Việt Nam có sức nặng hơn hẳn các rủi ro phát sinh từ căng thẳng thương mại. Hãng này coi Vietnam Dairy Products như một “điểm tựa đầu tư” ở Việt Nam. 

Joshi nói: “Ở đây đang có một cấu trúc tăng trưởng, các bạn đang gia tăng tầng lớp trung lưu, nhu cầu cho tín dụng đang bắt đầu mở rộng và chính phủ đang làm mọi thứ họ có thể để tư nhân hóa”. 

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-08-15/vietnam-investors-shrug-off-u-s-trade-threat-in-favor-of-growth

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn