Trong những căn phòng khách trên khắp thế giới, ánh đèn Giáng sinh năm nay đã kể một câu chuyện phức tạp về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, một câu chuyện kéo dài đến tận Việt Nam.
Trong nhiều năm, bóng đèn của kỳ nghỉ này gần như được sản xuất duy nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên mức thuế gia tăng của Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc đã đẩy nhiều người mua đến những nguồn hàng hóa ở nơi khác. Một đất nước đã xuất hiện như một người chiến thắng rõ ràng là Việt Nam: Xuất khẩu đèn giáng sinh qua đường biển từ Việt Nam đến Mỹ đã tăng hơn 2 lần trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Hải quan Mỹ.
Đồng thời, nhập khẩu bóng đèn của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 49%. Một cái nhìn sâu hơn vào dữ liệu này và những thảo luận với các chuyên gia thương mại cùng doanh nhân tiết lộ một câu chuyện phức tạp.
Đèn Giáng sinh đang theo một mô hình mà đang ngày càng trở nên quen với sự thăng trầm của danh sách thuế Mỹ: các nhà cung cấp Trung Quốc đang tìm cách “tẩy” nhãn hiệu “Made in China” để né tránh thuế và đã sử dụng các nước láng giềng như Việt Nam để trung chuyển hàng hóa qua biên giới, dán lại nhãn và đóng xuống tàu đưa sang Mỹ.
Không có nghi ngờ gì là Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp sản xuất nước ngoài hợp pháp - và đã làm tốt điều đó trước cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu gây chấn động cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đã làm gia tăng nguy cơ vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp và đặt Việt Nam vào dưới tầm ngắm.
Deborah Elms - giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore nói: Người Trung Quốc “rất giỏi trong việc tạo ra những sản phẩm giá trị thấp với khối lượng lớn bằng một số kỹ năng nhất định mà không dễ dàng bị dịch chuyển hoặc sao chép lại”.
Các doanh nhân có “động cơ lớn” để chuyển các mặt hàng trong một con đường khác để tránh những khoản thuế nặng nề làm giảm biên lợi nhuận của họ. Đó là một điều được minh họa rõ ràng ở Việt Nam - nơi có ba dãy nhà liên tiếp ở khu phố cổ Hà Nội tràn ngập hàng bán lẻ Giáng sinh vào thời điểm này.
Nguyen Thi Ha, một chủ cửa hàng 34 tuổi trên phố Hàng Mã nói: “Có vài công ty địa phương đã mang các vật liệu, một số từ Trung Quốc và lắp ráp chúng thành những loại đèn này để bán. Họ không thể tự sản xuất vì chi phí sẽ lớn hơn nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc rồi lắp ráp”.
Áp lực thuế khiến nhiều nhà cung cấp Trung Quốc tràn ngập thị trường trong năm nay, theo nhiều chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã nói.
Tháng 5, chính quyền Trump áp mức thuế 25% lên đèn Giáng sinh nhập từ Trung Quốc, tăng 10% so với trước. Mặt hàng này không được nằm trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” mà Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý mới đây.
Đối với ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát và Quản lý Hải quan, việc kiềm chế dòng hàng hóa bất hợp pháp là một cuộc vật lộn. Đến tháng 10, các quan chức đã phát hiện khoảng 14 vụ đáng kể liên quan đến nhãng hàng giả trong năm nay.
Nói trong cuộc phỏng vấn ở Hà Nội tháng trước, ông Âu Anh Tuấn cho biết: “Chúng tôi đã đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để rà soát tất cả đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và Hong Kong”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam đã tăng trưởng 3 con số trong năm nay, theo dữ liệu tính đến tháng 11.
Âu Anh Tuấn nói nhà chức trách đang nhìn vào giá trị đầu tư và đặc biệt là quy mô nhà máy và công nghệ sử dụng - để xác định liệu nhà đầu tư có nhằm mục đích “chỉ thiết lập một khu vực để lắp ráp mọi linh kiện mà họ mang tới từ Trung Quốc hay không”.
Họ cũng kiểm tra xem liệu những sản phẩm dự kiến sản xuất có là đối tượng của thuế Mỹ hay không - một đầu mối mà nhà đầu tư có thể cố gắng để né tránh thuế.
Nhiều công ty lớn như Kyocera Corp, Sharp Corp và Nintendo Co đã đầu tư vào Việt Nam kể từ khi tranh chấp thương mại bắt đầu và một số công ty khác đang xem xét.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đang dự kiến đạt 35 tỷ USD trong năm nay, tức là tương đương với 2 năm trước. Thành công này đã đến với một cái giá. Thặng dư hàng hóa của Việt Nam với Mỹ đã leo lên 46,3 tỷ USD trong 10 tháng năm nay - tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái -khiến họ thành mục tiêu của Nhà Trắng.
Trump đã gọi Việt Nam là một kẻ lạm dụng thương mại và đã đánh thuế hơn 400% với thép nhập từ Việt Nam để đánh vào việc trung chuyển bất hợp pháp.
Trong khi đó, doanh nghiệp ở phía còn lại của thế giới vẫn rắc rối với việc xem xét lại chuỗi cung ứng đã bị tổn thương của họ - bao gồm cả những bóng đèn Giáng sinh.
Frank Skinner - giám đốc tiếp thị của Wintergreen Corp có trụ sở ở Georgia, công ty nhập khẩu đèn Giáng sinh và các đồ trang trí kỳ nghỉ khác nói rằng: “Đó là một sự phá hoại lớn với những nền kinh tế có quy mô mà phải mất nhiều năm với thiết lập được. Các công ty sẽ mất nhiều năm để vượt qua điều này. Với những công ty như chúng tôi - những người có nhu cầu theo mùa rất lớn thì thách thức lớn hơn nhiều”.
Theo Bloomberg