Tăng trưởng fintech của VN là mô hình cho Đông Nam Á

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới, số lượng người dùng Internet trên khắp Đông Nam Á đã bùng nổ từ 2011. Tuy nhiên 90% những người dùng này chủ yếu đến từ 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.


Đối với lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) và đổi mới sáng tạo, hai quốc gia nổi bật lên trong khu vực. Singapore dẫn đầu và thứ 2 là Việt Nam. 

Sự nổi lên của Việt Nam từ chỗ kẻ ngoại đạo trong công nghệ tài chính đến một trung tâm khởi nghiệp thịnh vượng không phải là điều đã được định trước. Với 70% dân số hiện đang sử dụng internet, dân số đang online của Việt Nam cũng tương tự như tỉ lệ của các nước láng giềng như Philippines (60%) hay Malaysia (81%). 



Nhưng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang nổi lên như những nơi nuôi dưỡng công nghệ và công nghệ tài chính. Năm 2019, đầu tư đã đổ dồn vào lĩnh vực công nghệ tài chính của Việt Nam. Việt Nam chiếm chỉ 0,4% tổng đầu tư cho fintech của ASEAN trong năm 2018 nhưng năm 2019 thì chiếm đên 36%. 


Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Banking của Đại học Quốc gia Việt Nam, 70% các tổ chức fintech ở Việt Nam là khởi nghiệp dựa trên tài trợ của nhà đầu tư nước ngoài. 

Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy đất nước hướng tới một xã hội giảm tiêu tiền mặt và mang dịch vụ banking đến từng cá nhân và doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn. Để đạt mục tiêu này, họ đã thực thi các chính sách tiến bộ để thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực fintech. 


Luật Chuyển giao công nghệ được giới thiệu năm 2016 đã tạo điều kiện cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam truy cập vào công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thành lập Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN (NATEC) năm 2016. Đơn vị này đã cung cấp đào tạo và tư vấn cho các nhà khởi nghiệp (startup) non trẻ. 

Việc giảm thuế cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao và các vùng công nghiệp đặc biệt cũng bảo đảm cho nguồn tiền được tài trợ vào các nhà khởi nghiệp mới nhiều hơn. 

Số lượng khởi nghiệp công nghệ đã tăng đáng kể 

Số lượng các công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 trong năm 2016 lên 154 ở thời điểm hiện nay. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Banking (BTI) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM thì 37 công ty làm việc trong thanh toán số, 22 trong cho vay P2P và 22 trong chuyển tiền và bảo mật blockchain. 


Trước sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ tài chính Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang xét lại dự báo thị trường của họ. Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam ban đầu được dự kiến đạt giá trị 7 đến 8 tỷ USD năm 2020. Hiện giờ các chuyên gia dự báo thị trường này sẽ đạt 9 tỷ USD. 

Ngân hàng và nhà khởi nghiệp Việt Nam đang phối hợp 

Thành công của Việt Nam được xác định bởi sự thiết lập quan hệ cộng sinh giữa các ngân hàng và các startup công nghệ tài chính. Khoảng 72% startup công nghệ tài chính đang là đối tác với ngân hàng. 

Trong việc phối hợp với các hãng công nghệ tài chính, các ngân hàng có thể cải thiện đáng kể khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Ông Phạm Xuân Hòe, Phó giám đốc Viện Chiến lược Banking thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính rằng thông qua đối tác với các hãng fintech, các ngân hàng đã tăng khả năng thanh toán banking thêm 19,5% trong năm 2018. 

Việt Nam đang xây dựng tương lai fintech 

Với chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng tầng lớp trung lưu, các nhà đầu tư đang nhìn vào tiềm năng dài hạn của lĩnh vực fintech Việt Nam. 


Dân số Việt Nam dự kiến đạt 105 triệu người vào năm 2030 tức là tăng 14% so với năm 2014. Sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người và dân số tăng lên tạo ra môi trường hoàn hảo cho đầu tư. 

Chính phủ Việt Nam đã đặt nền móng cho tương lai của fintech. Họ đã giới thiệu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) vào các chương trình giảng dạy. Trẻ em học cấp 2 hiện nay được tiếp xúc các khóa học về máy tính. Ở cấp đại học, nhiều trường đã phát triển các phần mềm cơ bản và các kỹ năng lập trình. 

Bên cạnh việc đầu tư cho tài năng nội địa trong tương lai, chính phủ Việt Nam cũng đã có các bước đi để thu hút những người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về Việt Nam. Yêu cầu thị thực với người Việt có hai quốc tịch đã được nới lỏng và đã có chính sách khuyến khích về thuế. 


Có những chỉ dấu mạnh mẽ rằng các nỗ lực của chính phủ đang được đền đáp. Năm 2015, khoảng 12000 Việt kiều đã trở về Việt Nam. Nhiều trong số họ là doanh nhân hoặc chuyên gia có trình độ đã nhận những vị trí quan trọng trong các hãng ở địa phương hoặc tự thành lập một công ty. 

Việt Nam đã cho các nhà đầu tư thấy cam kết của họ với đổi mới sáng tạo. Họ đã chỉ dấu mạnh mẽ rằng họ muốn đặt các nền móng xây dựng cần thiết cho một ngành fintech thịnh vượng bằng cách đầu tư vào nguồn nhân lực tương lai. Không có lý do gì Việt Nam sẽ không tiếp tục mở rộng dấu chân của mình trong bản đồ fintech khu vực và nổi lên như một người chơi chính trong lĩnh vực này . 

Theo Aseantoday

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn