Mấy năm qua, Việt Nam liên tục nâng cao lực lượng quân sự,
thậm chí không tiếc tiền mua nhiều vũ khí trang bị từ Nga. Các vũ khí đó bao gồm
các tàu ngầm Kilo, tên lửa chống hạm, và còn có cả nhiều tàu hộ vệ. Những trang
bị này không có cái nào là không giúp tăng cường lực lượng quân sự của Việt Nam
trên biển. Trong các vũ khí này, vũ khí tên lửa là vũ khí được Việt Nam coi trọng
nhất, cũng là vũ khí trang bị chủ yếu làm nòng cốt lực lượng tấn công của Việt
Nam.
Gần đây có báo đưa tin: Nga theo yêu cầu của Việt Nam đã
cung cấp thiết kế tên lửa KCT-15. Việt Nam hiện đã tiến hành sản xuất hàng loạt
loại tên lửa này. Theo nguồn tin đáng tin cậy, KCT-15 của Việt Nam có tầm bắn đạt
300 km, mang đầu đạn nặng 300 kg. Tên lửa chống hạm KCT-15 của Việt Nam sử dụng
động cơ mới của tên lửa Uran-UE để nâng tầm bắn và công nghệ dẫn đường vệ tinh
để nâng cao độ chính xác.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang có hiện nay chủ yếu trang bị tên
lửa Klub, nếu giờ lại có số lượng lớn tên lửa KCT-15 gia nhập thì có thể nhanh
chóng xoay ngược cục diện bất lợi trước đây trên biển. Thậm chí khi đối phó với
tàu khu trục 052C và 052D của Trung Quốc, rất có khả năng còn chiếm được những
ưu thế nhất định.
Nhưng may mắn thay, Việt Nam vẫn chưa thể tự chủ nghiên cứu
chế tạo tên lửa. Tên lửa của nước này cơ bản đều là nhập khẩu. Chiến tranh hiện
đại đánh nhau bằng hậu cần và năng lực nghiên cứu công nghệ. Nếu một nước có lực
lượng tấn công chủ yếu dựa vào nhập khẩu mà tự bản thân không có năng lực tự chế
tạo thì hễ phát động chiến tranh sẽ nhất định thất bại.
Mõ bình luận: Quả đúng là may cho TQ là Việt Nam chưa tự làm
được tên lửa và các loại vũ khí hiện đại. Tuy nhiên hôm nay chưa làm được không
có nghĩa là mãi mãi không làm được. Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực quốc
phòng và sự quan tâm đầu tư vào công nghiệp quốc phòng đang gợi mở ra tiền đồ rất
khả quan cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.