Báo Mỹ: VN sẽ thành con hổ châu Á tiếp theo nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh

Tháng 8/2016, Việt Nam có Thống đốc Ngân hàng nhà nước (SBV) trẻ nhất là ông Lê Minh Hưng, 45 tuổi (năm nay ông 47 tuổi). Ông Hưng là một nhà kinh tế được đào tạo ở Nhật có quan hệ gần gũi với quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng phát triển châu Á. Ông Hưng có vẻ có nhiệm vụ xây dựng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Ngồi vào ghế Thống đốc khi dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD, ông Hưng đã xây dựng cho Ngân hàng Nhà nước kho dự trữ ngoại tệ gần 55 tỷ USD theo số liệu công bố cuối tuần trước.


Thành công của ông Hưng xuất hiện sau 3 lần giảm giá nhỏ năm 2015 từng làm dấy lên những lo ngại về sự suy thoái hơn nữa và thúc đẩy người dân Việt Nam phải tích trữ dolar để bảo vệ tài sản. Dolar hóa nền kinh tế có thể phá hoại cho một nền kinh tế đang phát triển bởi vì nó triệt tiêu các nguồn vốn đầu tư cần thiết trong khi đồng thời hạn chế sự linh hoạt chính sách.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) có vẻ đang có lợi thế của đồng tiền Việt Nam Đồng mất giá để mua đồng Dolar đang bật lên. Với nền kinh tế Việt Nam đang tăng vọt và đầu tư nước ngoài đang đổ vào, đồng Việt Nam đối mặt với áp lực tăng mạnh mẽ. Một ngân hàng trung ương yếu kém về chính trị có thể sẽ rơi vào áp lực chính trị để cho lưu hành tiền tệ tăng lên. Nhưng thay vào đó, ông Hưng đã xứng đáng với kỳ vọng khi tận dụng cơ hội để tăng cường thế dự trữ của SBV.


Xây dựng dự trữ ngoại tệ là hướng đi đúng cho một nền kinh tế định hướng xuất khấu như Việt Nam. Nhật Bản và 4 con hổ châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore) đã theo đuổi chiến lược tương tự trong các giai đoạn tăng trưởng nhanh của họ. Và sau đó có thêm Trung Quốc.

Trung Quốc đã để thả nổi tiền tệ trong 15 năm đầu kỷ nguyên cải cách - một quãng thời gian để họ trải nghiệm tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng bong bóng. Nhưng vào 1/1/1994, Trung Quốc cuối cùng đã thực hiện một đợt mất giá lớn để làm đồng Nhân dân tệ từ vị trí trên giá trị xuống dưới giá trị. Ngân hàng Nhân dân của TQ sau đó để đồng tiền tăng giá chầm chậm trong 20 năm tiếp theo khi họ đã tích tụ được 4000 tỷ USD dự trữ - khoản dự trữ lớn nhất thế giới từng thấy.


Danh tiếng về tăng giá tiền tệ ổn định và từ từ là tài sản tốt nhất mà một nước đang phát triển có thể có. Nó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cung cấp cho họ lòng tin để đầu tư trong thời gian dài với sự đảm bảo là họ có thể luôn luôn rút tiền của họ ra trong một ngày sau. Nó cũng thuyết phục các nhà đầu tư địa phương giữ tiền ở trong nước hơn là gửi ra nước ngoài để tiết kiệm.

Một đồng tiền ổn định nhưng kiên quyết giữ dưới giá trị có lợi nữa là nó còn hoạt động như một khoản thuế thu nhập tăng tiến vì người nghèo. Nó trừng phạt người giàu - những người mua hàng nhập khẩu không cân đối và cho người nghèo - những người mà sự tiêu dùng của họ gần như hoàn toàn là các sản phẩm địa phương như thực phẩm và nhà ở.



Chiến lược đồng tiền giá thấp cho tăng trưởng định hướng xuất khẩu là rất dễ thực hiện, ít nhất là từ quan điểm kỹ thuật. Tất cả việc các ngân hàng trung ương có kỷ luật phải làm là bán tiền tệ khi nào nó có vẻ tăng giá.

Hầu hết các nước đang phát triển thất bại vì các phần tử giàu có thích đồng tiền mạnh hơn - vì như vậy họ có thể mua hàng hóa nhập khẩu sang trọng, đi nghỉ ở nước ngoài và mang tiền của họ ra khỏi đất nước với mức giá tốt nhất có thể. Điều đó cản trở tăng trưởng và gây ra bất ổn. Các nước với đồng tiền được đánh giá cao cuối phải tìm cách kêu gọi các quỹ khẩn cấp của IMF khi sự nổ bong bóng tất yếu xảy ra.


Nếu Lê Minh Hưng và SBV có thể giữ xu hướng đánh giá thấp đồng tiền nhưng tăng giá chậm trong 20 năm hoặc thậm chí 30 năm, Việt Nam có mọi cơ hội để trở thành con hổ thứ năm về dự trữ tiền tệ. Với Trung Quốc đang đình trệ trong mức thu nhập trung bình, Việt Nam có thể gây ngạc nhiên cho mọi người với bước nhảy cóc vào giữa thế kỷ này. Đó không phải là một tiên đoán mà là một khả năng có thể. Tốc độ biến đổi ở châu Á là một điều thần kỳ và Việt Nam đang ngày càng trở thành một đất nước quyết định tốc độ đó. 

Theo Forbes

5 Nhận xét

  1. Nếu chúng ta kiên trì và kỷ luật thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nhưng mà hai cái đấy người việt đều dở. Cái thứ 3 là người hay tự ti tự dán mác mình(như câu 2).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo mình động lực để chúng ta phát triển chính là luôn không bao giờ thấy đủ ,mục tiêu 20,30 năm trước của chúng ta là thoát nghèo , giờ mục tiêu của chúng ta là 15 năm nữa đứng top 20 thế giới . Mục tiêu 200 nữa là thống trị hệ mặt trời. Đùa thôi . Tự ti chưa hẳn là xấu , nó giúp chúng ta luôn luôn tiến tới

      Xóa
  2. nếu tình hình chính trị trong nước tiếp tục ổn định thêm ít nhất 50 năm nữa thì các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đổ tiền vào VN, lúc đó việc dự trữ ngoại tệ sẽ càng tăng nhanh, đời sống người dân sẽ càng sung túc và chắc chắn một điều Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã dặn con cháu

    Trả lờiXóa
  3. K biết lúc mình sống có nhìn thấy tivi chiếu cảnh: "con rồng Việt Nam k"=))

    Trả lờiXóa
  4. Nước Mỹ đang là con nợ hàng chục nghìn tỷ đô la. Việt Nam trở thành con rồng châu Á nhờ tích lũy đô la Mỹ? Đúng là trò lừa gạt trắng trợn và bắt các nước đang phát triển trả nợ thay mình. Thật là khốn nạn

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn