Báo Tây ngờ vực về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam

Tờ Reuters trưa nay đăng một bài viết với tựa đề: “Tại phiên tòa xử vụ tham nhũng lớn nhất VN, một vài góc nhìn ngờ vực”.

Bài báo viết: “Việt Nam đang được chú ý bởi phiên tòa xét xử tham nhũng lớn nhất nhưng một số người xem đang đặt câu hỏi liệu rằng nhân vật tinh hoa của Đảng Cộng sản đang trong vành móng ngựa vì đấu tranh trong tầng lớp cầm quyền hay là một đợt trừng trị lạm dụng chức vụ.



Người xem đã tụ tập tại Tòa án Nhân dân Hà Nội từ thứ Hai để xem ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị bắt trong hàng thập kỷ qua và Trịnh Xuân Thanh, một quan chức tập đoàn dầu khí nhà nước – người mà nước Đức nói đã bị bắt cóc từ Berlin bởi các điệp viên người Việt.

Được dẫn vào tòa trong khi tay bị còng cùng với 20 bị cáo khác, quần áo giống nhau và đầu tóc không chải chuốt trái ngược hẳn với hình ảnh bóng bẩy quý phái của họ trước kia.

Họ đối mặt tội danh liên quan đến thất thoát hàng trăm triệu USD tại hãng dầu khí nhà nước khổng lồ PetroVietnam.

Vu Van Thuong, một doanh nhân nghỉ hưu 60 tuổi đứng trong số những người ở bên ngoài phiên tòa nói: “Phiên tòa này đã khơi dậy cuộc chiến chống tham nhũng nhưng hiệu lực chưa đủ. Thậm chí tài sản bị biển thủ thu lại được, nếu chính sách không thay đổi thì đất nước này sẽ trở lại nghèo nàn”.  

Ý kiến tương tự được người dùng Facebook Quyet Le Quoc bày tỏ, người này viết: “Ai tin đây là một đợt chống tham nhũng? Hầu hết mọi người biết rằng hai bên đang đấu tranh quyền lực”.

Chính phủ nói các bị cáo sẽ bị xử vì biển thủ hoặc cố ý làm trái hoặc cả hai tội.

Trong ngày đầu tiên của phiên tòa, đám đông hiếu kỳ bắt đầu tụ tập quanh phòng xử trước rạng sáng và cảnh sát phải ngăn lại. Chỉ các nhà báo thuộc các tờ báo có liên quan đến các tổ chức nhà nước được phép vào trong phòng xử và tin tức về phiên tòa trên truyền thông nhà nước được kiểm soát chặt chẽ.

Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam đã mạnh mẽ hơn vào năm ngoái sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tăng cường kiểm soát lực lượng an ninh.

Người thắng và người thua

Nhiều người trong những nhân vật nổi tiếng nhất tại phiên tòa ở Hà Nội thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi ông Dũng nổi tiếng với quan hệ thân mật của gia đình mình và những người đại diện mình với các doanh nhân lớn trong nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á này, ông Trọng là một đảng viên kiên quyết với danh tiếng cá nhân khiêm tốn hơn.

Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chi tiết về phiên tòa đang được bàn tán – đặc biệt ở Mỹ, nơi có khoảng 1,3 triệu người Việt nhập cư.

Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ như Little Saigon ở quận Cam, California, nhiều người tị nạn ở đây trong hoặc ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 mang theo mình một lòng căm hận dai dẳng với chủ nghĩa cộng sản.

Một số nhìn phiên tòa như bắt đầu một sự thay đổi thực sự để chấm dứt tham nhũng trong một đất nước được xếp thứ 113 trong danh sách 176 nước của bảng danh sách do tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng gần đây nhất về mức độ tham nhũng. Nhưng có rất ít dấu hiệu thông cảm cho những người hầu tòa.

Van Tran, một cựu đảng viên Cộng hòa tại cơ quan lập pháp California nói: “các nhà quan sát chính trị trong cộng đồng xem đây cơ bản như những đối tượng Mafia, sử dụng hệ thống hợp pháp của họ và những phiên tòa kangaroo của họ để đánh người khác”.

Các báo và đài phát thanh tiếng Việt ở các trung tâm như Westminster, California, Houston, Texas đang theo dõi phiên tòa và có một lượng khán giả chờ ngóng tin.

Tuyet Ngoc Dinh người đến Mỹ năm 1989 khi còn là thiếu niên và sống ở Louisville, Kentucky nói: “Chống tham nhũng là vô nghĩa khi bạn không có một hệ thống kiểm soát và cân bằng”.


Những người chống cộng lâu năm nhìn các dấu hiệu chia rẽ nội bộ trong phiên tòa với sự hào hứng. Ông Huu Vo, 67 tuổi, Chủ tịch của Liên đoàn các cộng đồng người Mỹ gốc Việt và là công dân của Pomona, California nói: “Khi có tranh giành quyền lực, họ sẽ dần dần yếu hơn”. 

8 Nhận xét

  1. thấy không , không chống tham nhũng thì kêu bao che còn chống thì kêu đấu đá nội bộ thế phải làm sao mới vừa lòng mấy người đây

    Trả lờiXóa
  2. thấy không , không chống tham nhũng thì kêu bao che còn chống thì kêu đấu đá nội bộ thế phải làm sao mới vừa lòng mấy người đây

    Trả lờiXóa
  3. Họ nói đúng đấy. Chống tham nhũng như này là tốt nhưng ko thể giải quyết tận gốc vấn đề.

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện thanh trừng (nếu có) là chuyện rất bình thường khi làm chính trị từ xưa đến giờ. Chỉ cần không tỉnh táo là sai 1 ly đi 1 dặm.

    Trả lờiXóa
  5. Mình vẫn đang chờ đợi các bước tiếp theo của đợt "đốt lò" này, hi vọng mọi thứ sẽ còn thay đổi chứ không phải kiểu làm xong để đấy như bao năm nay

    Trả lờiXóa
  6. Chống tham nhũng kiểu này tuy chưa quyết liệt lắm nhưng ít nhất cũng làm cho vòi bạch tuộc tham nhũng co lại!

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn