Mạng Sina đề xuất “tiên phát chế nhân” để đối phó tên lửa chống hạm VN

Gần đây, chuyên mục bình luận chuyên sâu về quân sự của mạng Sina đăng một bài với tựa đề: “Việt Nam hội tụ 6 loại tên lửa chống hạm lớn của Nga, Giải phóng quân muốn áp chế cần tiên phát chế nhân”.


Bài báo viết: Cuối năm ngoái, tin tức về việc tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam bắn thử tên lửa chống hạm Club đã thu hút sự chú ý. Tên lửa Club tức là phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa Klibr mà Nga đang dùng, được mang tên 3M54E. Nó sử dụng hành trình hỗn hợp cận âm và siêu âm, có năng lực đột phá phòng không cực cao. Việt Nam tổng cộng đã mua 50 quả, sức uy hiếp đối với tàu thuyền của quân ta không thể coi thường.

Nhưng nếu bạn cho rằng “club” là tất cả lực lượng tên lửa chống hạm của Việt Nam thì hoàn toàn sai lầm. Trong số hải quân các nước Đông Nam Á, thực lực của Hải quân Việt Nam là một trong những nước mạnh nhất. Đặc biệt ở phương diện năng lực chống hạm, không có nước Đông Nam Á nào có thể sánh được.



Mấy năm gần đây, Việt Nam và Nga hợp tác quân sự và thương mại mật thiết, toàn bộ lực lượng tên lửa chống hạm của Việt Nam đều là sản phẩm Nga, ngoài tên lửa “club” mà tàu ngầm Kilo đã phóng ra, Việt Nam còn mua 5 loại tên lửa khác dưới đây:

Tên lửa chông hạm Kh-35 Uran tốc độ cận âm là chủ lực trên các tàu mặt nước. Đây là một quả tên lửa chống hạm kiểu phương Tây có đặc điểm tính năng của tên lửa Harpoon, đồng thời có khả năng chống nhiễu rất mạnh. Điều đáng chú ý là Nga không những bán mà còn cung cấp cho Việt Nam dây chuyền sản xuất tên lửa Kh-35 và Việt Nam đặt tên cho phiên bản sản xuất trong nước đó là KCT-15. Dự tính tổng số lượng sản xuất trong tương lai có thể vượt qua 400 quả.


Về lĩnh vực lực lượng chống hạm trên bờ, Việt Nam từ sau khi có được tên lửa chống hạm P-15 của Liên Xô, đến nay lại mua được tên lửa bờ biển P-800, tổng cộng đã mua 10 bộ xe phóng, 40 quả tên lửa. Tầm bắn tối đa 300 km cùng với tốc độ Mach 2.5 của loại tên lửa này uy hiếp rất lớn đối với các khu vực trên biển. Hiện nay, trong các vùng biển nước ngoài cũng chỉ có các hệ thống phòng không tầm gần là đã đánh chặn thành công các tên lửa chống hạm tốc độ cận âm.

Đối với tốc độ siêu âm của tên lửa P-800, dù là các hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất cũng sẽ gặp áp lực. Quân Nga cũng xem loại tên lửa này là chủ lực của lực lượng chống hạm tương lai chứ không phải tên lửa chống hạm “club”.


Về lực lượng chống hạm trên không, quân đội Việt Nam chủ yếu thông qua khả năng chống hạm của các máy bay Su-30MK2. Cùng với các hợp đồng mua máy bay Su-30, Việt Nam đã mua 100 quả Kh-31, 200 quả Kh-59, 100 quả Kh-29. Các tên lửa này đều có khả năng chống hạm, thích hợp đối phó với các tàu mặt nước ở mức độ khác nhau.


Trong số 6 loại tên lửa nói trên, club, uran và p-800 là những vũ khí tối tân xuất hiện sau khi Liên Xô giải thể, được bên ngoài gọi là “3 kiếm khách chống hạm”. 3 loại tên lửa phóng từ máy bay tuy là sản phẩm thời kỳ cuối Liên Xô nhưng gần đây khi xuất khẩu cũng đều được cải tiến.Trong lĩnh vực chống hạm, quân đội Việt Nam có thể gọi là “phiên bản mini” của quân Nga. Theo các tin tức công khai, hiện nay mặc dù bản thân Nga có thể cũng không có đủ cả 6 loại tên lửa nói trên.

Theo truyền thông, tương lai Việt Nam sẽ mua cả tên lửa BrahMos của liên doanh Nga Ấn. Khách quan mà nói, trình độ kỹ thuật của lực lượng chống hạm Việt Nam tuyệt đối có thể xem là đạt đến mức “hàng đầu”. Việt Nam tích trữ những tên lửa này, mũi kiếm chỉ vào đâu không nói cũng rõ.



Đương nhiên Giải phóng quân (tức quân đội TQ) cũng không cần sợ, mấy năm nay trình độ phòng không chống tên lửa của Hải quân Trung Quốc đã tiến bộ vượt bậc, lấy các tên lửa Hải Hồng Kỳ 9 làm chủ lực phòng không tầm trung và tầm xa, lấy Hồng Kỳ 16 làm chủ lực phòng không tầm trung và tầm gần, lấy Hồng Kỳ 10 làm phòng không tầm gần, và lấy pháo phòng không 730/1130 làm chủ lực hệ thống phòng ngự cuối cùng. Trình độ kỹ thuật công nghệ hoàn toàn có thể phân cao thấp một phen với các tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới hiện nay.

Nhưng nếu đem so sánh những tên lửa mũi nhọn của Việt Nam với hệ thống phòng không của chúng ta thì quả thực cũng khó mà dự liệu. Bởi thế, Trung Quốc đối mặt với lực lượng chống hạm của Việt Nam vẫn cần lợi dụng lực lượng lớn mạnh của mình để áp chế, tức là trước khi Việt Nam phóng tên lử thì tấn công tiêu diệt các phương tiện phóng.


Đứng trên năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc hiện nay mà nói cũng hoàn toàn có năng lực để làm điều đó. Đối với xung đột tiềm năng trong tương lai, trên mặt chiến lược chúng ta xem thường đối thủ nhưng trên mặt chiến thuật nên xem trọng. Như vậy mới có thể đảm bảo lấy tổn thất tối thiểu mà giành được thắng lợi tối đa”.

Mõ bình luận: Trên đây là bài viết của mạng Sina về thực trạng lực lượng tên lửa chống hạm của Việt Nam và đối sách mà Trung Quốc nên làm nếu xảy ra xung đột trên biển. Đối sách này không có gì mới. Cái gọi là “tiên phát chế nhân” tức là ra tay trước khi đối phương ra tay, ở đây, tác giả Trung Quốc chỉ ra là đánh vào các phương tiện có thể phóng tên lửa chống hạm của Việt Nam. Tuy nhiên câu chuyện làm sao để tiêu diệt được các phương tiện phóng này thì không thể chỉ 1 câu nói tiêu diệt là tiêu diệt được. Bởi vì lực lượng tên lửa chống hạm của Việt Nam được cấu thành từ bốn bộ phận chính là: tên lửa phóng từ tàu mặt nước, tên lửa phóng từ trên đất liền, tên lửa phóng từ máy bay và tên lửa phóng từ tàu ngầm.


Với nhiều phương tiện phóng phân tán ở 4 môi trường khác nhau là trên không, trên đất liền, trên mặt biển và dưới lòng biển, cho nên muốn tấn công trước để chế áp cũng không dễ dàng. Xin đơn cử một ví dụ, muốn đánh phủ đầu phương tiện phóng từ trên không tức là phải đánh từ khi máy bay còn nằm trong căn cứ. Như vậy chỉ có hai phương pháp, một là dùng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo có độ chính xác cao và hai là dùng máy bay ném bom. Ngay cả trong trường hợp các phương pháp trên là hoàn toàn tin cậy, không có sai số và không bị đối phương đối phó làm mất chính xác thì cũng chưa thể hoàn toàn tiêu diệt được mối đe dọa. Bởi vì đối phương cũng có thể đã cất giấu máy bay đi nơi khác hoặc đưa đến các sân bay dã chiến còn ở sân bay chính chỉ là vườn không nhà trống. Đối với các loại hình khác cũng vậy.


Giả định trong trường hợp xung đột, một biên đội hoặc hạm đội của đối phương ở trên vùng biển xung đột là mục tiêu tập trung hỏa lực bắn vào của Việt Nam nhưng đạn bắn đến từ đâu thì đối phương rất khó phán đoán. Bởi vì các phương tiện phóng bản thân nó đã có nhiều loại, từ nhiều môi trường khác nhau. Đó là chưa kể ngay cả cùng một loại hình phóng nhưng các phương tiện phóng lại có thể đến từ nhiều hướng khác nhau theo các kế hoạch bất ngờ hoặc là nhiều tên lửa với các tốc độ và cự ly khác nhau từ nhiều môi trường khác nhau cùng tấn công một mục tiêu để đảm bảo gây thiệt hại cho đối phương. Cách đánh như vậy có thể gọi là phát triển tiếp của phương châm hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung đã có kinh nghiệm từ pháo binh ở trận Điện Biên Phủ. 

Theo Sina

Post a Comment

Tin liên quan

    -->