Không thể coi thường lực lượng tên lửa đạn đạo VN

Lực lượng tên lửa đạn đạo Việt Nam đã ra đời 35 năm, tuy quy mô không lớn nhưng đã cùng với các lực lượng tấn công tầm xa khác hình thành năng lực tác chiến nhất định. Điều này có thể thấy được từ biên chế và tình hình của nó. Lực lượng tên lửa đạn đạo Việt Nam trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh Việt Nam. Bên dưới BTL Pháo binh có các lữ đoàn pháo 45, 204, 675 cùng với lữ đoàn 490 trang bị tên lửa đạn đạo. Về số lượng trang bị của lữ đoàn 490 có nhiều thuyết khác nhau.



Có người căn cứ theo tình hình trang bị của lữ đoàn “Scud” của Liên Xô cho rằng Liên Xô viện trợ Việt Nam 12 xe phóng và số lượng đạn tên lửa không nhiều. Cũng có người cho là năm 1982, Việt Nam nhận được 4 xe phóng và 25 quả tên lửa. Từ các hình ảnh huấn luyện của lực lượng này được công bố năm 2013 và 2014 có thể thấy các xe phóng xuất hiện đồng thời không quá 3 xe và những bộ đội trông coi khả năng chủ yếu đảm nhiệm vai trò nhân viên bảo dưỡng kỹ thuật. Bởi thế tuy số lượng trang bị khả năng là có hạn nhưng biên chế bộ đội có lẽ vẫn theo hình thức cấu  thành của Liên Xô. Hiện nay có thể căn cứ vào truyền thông chính thống của Việt Nam mà xác định các tiểu đoàn hỏa lực có 2 tiểu đoàn là tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2, các tiểu đoàn khác khả năng là trang bị tên lửa Scud-C hoặc là đơn vị kỹ thuật.

Do số lượng tên lửa tương đối ít, thời gian dài không được bổ sung cho nên số lần bắn đạn thật của Việt Nam cũng rất ít, tin tức liên quan cũng rất ít thấy. Từ yêu cầu chiến lược của Việt Nam, lực lượng tên lửa đạn đạo này khả năng là có một số tác dụng như sau:

Trước hết là răn đe chiến lược và hỗ trợ chiến dịch. Số lượng tên lửa đạn đạo Việt Nam có hạn nhưng do nó là vũ khí mặt đất có tầm bắn xa nhất của Việt Nam cho nên nó là một con bài răn đe chiến lược trong tay Việt Nam. Do độ chính xác của nó không cao và năng lực công phá của đầu đạn với những mục tiêu kiên cố cũng có hạn cho nên nó chỉ thích hợp đánh các mục tiêu diện như thành thị.



Lữ đoàn tên lửa đất đối đất 490 của Việt Nam tiền thân là trung đoàn pháo binh 86, chủ  yếu đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ chiến dịch. Nó cũng có thể phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ hỏa lực mặt đất cho các đảo ở miền Nam. Nó lấp chỗ trống khoảng cách giữa hỏa lực pháo tầm xa với hỏa lực trên không của máy bay.

Hiện nay tầm bắn của Scud-B và Scud-C của Việt Nam đạt từ 300 đến 500 km. Scud-B thông thường có 2 loại đầu đạn là đầu đạn thông thường 8F44 chứa thuốc nổ mạnh và đầu đạn 8F44K. 8F44K mang 42 quả đạn 122mm, diện tích sát thương trong phạm vi 600m. Như vậy có thể thấy lực lượng tên lửa đạn đạo Việt Nam có năng lực áp chế tầm xa nhất định.

Thứ hai là can thiệp chiến trường. Đặc điểm Việt Nam dài theo chiều Bắc Nam nhưng phía Bắc Hà Nội núi non trùng điệp, từ Bắc Bộ sau khi vào Hà Nội, sông ngòi dày đặc, dẫn đến các tuyến đường giao thông chính ít và mỏng manh. Bởi thế trong thời chiến, ngay cả khi bộ đội tên lửa đã cơ động đến miền Nam cũng vẫn có thể lợi dụng tầm bắn xa để ngăn chặn, đặc biệt là phong tỏa và đánh phá các tuyến đường chính đi vào Hà Nội. So với pháo, tên lửa đạn đạo uy lực lớn, tầm bắn xa, là một thủ đoạn trọng  yếu trong chiến lược “Bắc phòng thủ Nam tấn công” của Việt Nam.


Thêm nữa là chiến thuật tập kích quấy rối. Lý thuyết nói độ chính xác của tên lửa Scud rất thấp, cũng không được xem là vũ khí tấn công tầm xa độ chính xác cao. Nó sử dụng cơ chế đầu đạn và thân đạn là một. Tuy Scud có năng lực cơ động và có tầm bắn trên 300 km nhưng tên lửa này chỉ có một chế độ dẫn đường đơn giản bằng con quay hồi chuyển, và con quay cũng chỉ hoạt động trong điều kiện động cơ tên lửa đang hoạt động cho nên nó chỉ có thể làm việc trong thời gian từ 60 đến 80 giây. Hễ động cơ tên lửa tắt, toàn bộ tên lửa hoàn toàn nằm trong trạng thái bay theo quán tính đến mục tiêu cho nên độ chính xác tương đối thấp. 

Nhưng địa hình Bắc Bộ Việt Nam tương đối hẹp mà chiều sâu chiến dịch lại tương đối lớn, khi chiến tranh xảy ra tên lửa Scud của Việt Nam có thể thực hiện các đòn tấn công không cần độ chính xác cao vào các thành thị hoặc địa điểm tập kết quân của phương Bắc, lấy tập kích quấy rối phong tỏa và gây rối hoạt động hậu cần cũng như an ninh ở hậu phương của đối phương. 

Theo Sohu

Post a Comment

Tin liên quan

    -->