Việt Nam tìm Ukraine để giảm phụ thuộc vào Nga

Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng công nghiệp quân sự ở quy mô nhất định nhưng trình độ công nghệ không cao, chỉ có thể chế tạo các vũ khí nhẹ đơn giản và sửa chữa một số vũ khí có công nghệ không quá phức tạp như pháo, cối. Xét tổng thể, công nghiệp quốc phòng Việt Nam vẫn tương đối lạc hậu, khó có thể chế tạo thậm chí là sửa chữa những vũ khí công nghệ phức tạp.



Mấy năm gần đây, quân đội Việt Nam hiện đại hóa với tốc độ ngày càng tăng, đặc biệt là hải quân và không quân, không chỉ mua nhiều vũ khí tiên tiến do Nga chế tạo mà còn bắt đầu mua các vũ khí có công nghệ cao và phức tạp do phương Tây chế tạo. Tuy nhiên nói chung vũ khí trang bị của quân đội Việt Nam vẫn lấy các loại do Liên Xô và Nga chế tạo làm chủ yếu. Dưới điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới của Việt Nam, quân đội Việt Nam nếu muốn duy trì hiệu suất của các trang bị này là tương đối khó khăn, cần phải nhờ sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật Nga. Không ít lần đại tu các vũ khí phức tạp phải gửi sang Nga, thậm chí rất nhiều phụ kiện cũng phải mua từ Nga.

Gần đây, tạp chí quốc phòng Janes của Anh đưa tin rằng truyền thông nhà nước Việt Nam loan báo rằng Không quân Việt Nam đã nâng cao năng lực sửa chữa nội địa, tự sửa chữa được máy bay do Nga chế tạo và ở mức độ nhất định, việc này là nhờ có sự trợ giúp của Ukraine. Ukraine giúp các nhà máy của quân đội Việt Nam duy tu, sửa chữa các máy bay như Su-22M3/M4, Su-27SK và Su-30MK2. Trong đó gồm cả việc đại tu động cơ AL-31.

Truyền thông nhà nước Việt Nam còn đưa tin rằng, ngoài Ukraine ra, các kỹ sư của Không quân Việt Nam còn được sự hỗ trợ kỹ thuật của mấy nước khác nhưng không nói rõ là những nước nào. Trong 10 năm qua, Hà Nội luôn bày tỏ muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào Nga trong việc bảo trì, sửa chữa, đại tu trang bị. Trong quá khứ, những việc này thường cần dựa vào các kỹ sư Nga ở Việt Nam hoặc đưa thiết bị đến Moscow.


Trên thực tế, rất nhiều trang bị vũ khí nhập khẩu, do thiếu năng lực sửa chữa, đều phải thuê các nhân viên kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc là phải đưa sang cho nhà sản xuất khi đại tu. Trong khi các trang bị này số lượng tương đối ít, khi mua các phụ tùng thay thế, chu kỳ thậm chí có thể kéo dài đến 2 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sẵn sàng chiến đấu cho nên Việt Nam rất rõ ràng cũng thuộc vào tình trạng tương tự như thế.

Bất luận là để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tính kinh tế của việc sửa chữa trong nước hay là cố gắng để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga, Việt Nam cũng lựa chọn tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia. Điều này cũng giống như cách làm của Trung Quốc và các nước khác. Nhưng bất luận là Việt Nam hay Ấn Độ, trong lúc sửa chữa các vũ khí do Nga chế tạo, chẳng hạn các loại như máy bay chiến đấu, năng lực kỹ thuật của họ hãy còn thấp. Ngược lại Trung Quốc ít phụ thuộc vào Nga, có thể tự chế tạo được các phụ tùng. Tuy Ấn Độ và Việt Nam có thể thông qua thị trường chợ đen mua được một số linh kiện vũ khí Trung Quốc chế tạo cho vũ khí Nga nhưng rõ ràng là số lượng khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu.


Mõ bình luận: Tự làm chủ công nghệ kỹ thuật để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài là chủ trương lớn trong phát triển công nghiệp quốc phòng của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực học hỏi, trao đổi với nhiều nước trong hợp tác quốc phòng nói chung và hợp tác kỹ thuật quân sự nói riêng. Tất nhiên cái gì ở lúc ban đầu cũng đều khó khăn và còn nhiều sai sót ấu trĩ. Tuy nhiên không có nỗ lực nào trở thành uổng phí. Trung Quốc chớ vội tự đại. 

Theo Sina

1 Nhận xét

  1. dần dần phải làm chủ công nghệ đi từ việc nhỏ nhất ví dụ như sản xuất cái ốc vít

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn