Không nhà ở, không tiền bạc. Điều đó đã không xảy ra cho đến
khi Pham Chi Cuong nhìn thấy chiếc máy bay trục xuất anh ta khỏi Hoa Kỳ đang hạ
cánh xuống nơi mà anh ta sắp bị trả về là Việt Nam - nơi anh ta đã rời bỏ vào
năm 1990.
![]() |
Ông Pham Chi Cuong. Ảnh: Reuters. |
Cuong và ít nhất 30 người bị trục xuất khác đã sống hàng thập
kỷ ở Mỹ, đã bị trả về Việt Nam tháng 12/2017 như một phần hành động của chính
quyền Trump nhằm ép trục xuất người nhập cư bị kết án có tội ở Mỹ.
Những sự trục xuất này đã được thực hiện bất chấp thỏa thuận
song phương năm 2008 mà những người Việt Nam nhập cư vào Mỹ đã đến Mỹ trước năm
1995 - nhiều người trong số họ đã ủng hộ cho nhà nước mà Mỹ hậu thuẫn ở Nam Việt
Nam nhưng nay không còn tồn tại nữa, sẽ không bị trả về.
Cuong và một người đàn ông khác - người đã nói chuyện với
Reuters tuần này ở thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng họ mất 17 giờ bay trong điều
kiện bị bắt im lặng và tay chân của họ bị giữ.
Điều chỉnh cuộc sống ở Việt Nam, những người đàn ông này nói
là rất khó khăn. Họ nói họ bị các quan chức Việt Nam nghi ngờ và gặp nhiều rắc
rối khi tìm việc làm.
![]() |
Đọc thêm: Ted Osius nói Trump muốn trả lại người tị nạn về VN |
Cuong đã để lại một cô vợ và con ở nhà tại Orlando, Florida.
Anh ta nói: “Nếu bạn hỏi tôi rằng có muốn trở lại Mỹ không? Tôi sẽ trả lời là
có, nhưng tôi không biết làm thế nào”.
Một người đàn ông khác, người chỉ cho biết họ là Nguyễn, nói
với Reuters rằng ông bị cảnh sát địa phương hỏi khi trở về Việt Nam rằng ông có
làm việc cho CIA hay không.
Ông nói ông đã bị trục xuất về vịnh Cam Ranh, nơi ông đã bỏ
trốn sau chiến tranh vì gia đình ông có liên quan với bên thua cuộc. Nguyễn
nói: “Tôi đã chạy đi từ nơi đó. Đã có nhiều người Mỹ ở đó vào thời điểm ấy, và
gia đình tôi làm việc cho họ. Chú tôi chết trong chiến tranh. Ông ấy là lính của
Nam Việt Nam”.
Hiện chưa biết là cho đến nay đã có bao nhiêu người Việt nhập
cư vào Mỹ trước năm 1995 như Cuong và Nguyễn đã bị trục xuất, nhưng chính quyền
Trump đang dự tính trả lại hàng ngàn người, theo lời cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội
nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tuần trước. Việt Nam đã bày tỏ sự
không sẵn sàng nhận lại những người nhập cư trước 1995.
Một người phát ngôn của Cảnh sát Di trú Hoa Kỳ nói rằng
trong số 8600 người Việt Nam ở Mỹ là đối tượng bị trục xuất vào tháng 12 năm
ngoái thì có “7821 người bị kết án phạm tội”. Cơ quan này nói họ không thể nói
có bao nhiêu người có thể bị trục xuất đã đến trước 1995.
![]() |
Pham Chi Cuong đang gọi video call cho vợ. Ảnh: Reuters. |
Nhà Trắng đã từ chối bình luận về việc trục xuất những người
Việt. Nhưng chính quyền Trump đã dán nhãn Việt Nam và 8 nước khác là “ngoan cố”
vì sự không sẵn sàng nhận lại những người của nước mình bị trục xuất.
Là con của một lính Mỹ đóng ở Sài Gòn trong chiến tranh,
Cuong là “người Mỹ” - vấn đề mà ông nói đã khiến ông phải chịu lạm dụng và phân
biệt đối xử ở Việt Nam sau chiến tranh. Ông đã không đi học và chịu những năm bị
tẩy chay và lao động trên đồng ruộng trước khi rời đất nước vào năm 1990 trong
một chương trình mang đến cho những người Mỹ như ông một cơ hội để tái định cư ở
Mỹ.
Nhưng bất chấp việc ông là con một người cha Mỹ và đã sinh
ra 3 đứa trẻ Mỹ ở Florida, Cuong chưa bao giờ được trở thành công dân Mỹ.
Cuong nói điều đó có vẻ không cần thiết khi ông đến Mỹ hợp
pháp và được phép làm việc. Sau đó, vào năm 2000, Cuong bị kết án bạo hành và
chịu án 18 tháng tù. Năm 2007, ông bị một năm án treo vì lái xe dưới điều kiện ảnh
hưởng (nghĩa là lái xe khi đã sử dụng những chất kích thích như rượu hoặc ma
túy).
Cả hai lần, Cuong đều bị cảnh báo rằng tội của ông có thể khiến ông bị trục xuất theo pháp luật Mỹ, nhưng
thời điểm đó Việt Nam không chấp nhận nhận lại người bị trục xuất. Ông đã được
thả năm 2008 khi thỏa thuận song phương về sự hồi hương được ký trong đó những
người đến Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị hồi hương.
Sau khi bị bắt, Cuong đã phải thường xuyên kiểm tra với cảnh
sát di trú vì bị yêu cầu phải làm và cũng để tránh rắc rối. Ông có một công việc
ổn định là đầu bếp sushi và đã nuôi con trai qua 3 năm học cao đẳng. Nhưng vào
tháng 12/2017, ông bị cảnh sát di trú bắt giam và hai tháng sau thấy mình trên một chuyến bay trở lại Việt
Nam.
“Hoàn toàn sốc”
Một người bị trục xuất khác là Bui Thanh Hung, cũng là người
Mỹ gốc Á, sinh năm 1973, mẹ là người Việt và cha là lính Mỹ đã chết trong chiến
tranh.
Hung bị kết tội bạo hành gia đình năm 2010 trong trường hợp
ông nói đã xảy ra sau khi ông bước vào và thấy vợ mình với một người đàn ông
khác. Ông đã bị 6 năm tù. Năm ngoái, ông được thả ra và bị cảnh sát di trú giam
rồi trục xuất vào tháng 12.
Hung nói: “Ở đây, tôi không có việc làm, không có ai hỗ trợ,
không có nhà ở”. Ông nói ông dựa vào một số người mới quen và ở nhờ nhà của họ.
Nhiều người bênh vực người nhập cư nói rằng họ cho rằng Mỹ sẽ
đặc biệt không nỡ trục xuất những người Mỹ gốc Á như Hung và Cuong, bởi vì cha
họ là người Mỹ và họ đã bị phân biệt đối xử sau chiến tranh Việt Nam.
Tin Nguyen - một luật sư ở Mỹ nói về các vụ trục xuất đang
tiếp diễn: “Những người trong cộng đồng Đông Nam Á chúng tôi hoàn toàn bị sốc.
Điều này như thể là họ đã quên chiến tranh Việt Nam”.
Cuong và Hung bị trục xuất với khoảng 30 người từ các nước
châu Á khác trên một chiếc máy bay đã thả người xuống Myanmar và Campuchia trước
khi đến điểm đến cuối cùng là Việt Nam.
Giờ đây trở lại đất nước họ từng chạy trốn, người đàn ông
này nói họ nhận được rất ít hỗ trợ từ chính quyền và phải vật lộn để tìm việc
làm.
Cuong nói: “Tôi không có tiền. Vợ tôi thỉnh thoảng gửi cho
tôi một vài trăm USD nhưng không có ai giúp đỡ tôi, không gì cả”.
Mõ bình luận: Vấn đề chính quyền Trump định trục xuất hàng
ngàn người Việt về nước là điều mà những người bị trục xuất không mong muốn và
cả Chính phủ Việt Nam đều không vui vẻ đón nhận. Bởi vì ngoài việc những người
này đã lựa chọn rời bỏ đất nước vì những lý do khác nhau thì thực tế lớn nhất
là hiện nay, nhiều người trong số họ đã không còn ai thân thích ở Việt Nam. Trục
xuất họ về nước sẽ khiến họ gặp nhiều
khó khăn trong vấn đề tìm việc làm cũng như nơi ở.
Đứng trên góc độ an ninh, CIA từng có nhiều chương trình cài cắm người sau chiến tranh. Mặt khác những năm gần đây, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều vụ những người Việt từ nước ngoài về kích động gây mất an ninh. Do đó mối nghi ngờ tình báo Mỹ cài cắm điệp viên để tung về Việt Nam hoạt động trong số những người bị trục xuất cũng là có cơ sở.
Tags:
tin-tuc