Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

08 April 2018

Mạng TQ phân tích điểm yếu chống ngầm của VN

Nói đến tác chiến chống ngầm, mọi người nhất định sẽ nghĩ đến tàu khu trục và máy bay săn ngầm cánh cố định. Nếu thực lực không đủ cũng chỉ là tàu khu trục kết hợp với trực thăng săn ngầm, thêm nữa lực lượng chống ngầm khẳng định là hải quân. Nhưng lực lượng chống ngầm trên không của Việt Nam lại không quy thuộc hải quân kiểm soát mà là Không quân... Lực lượng chống ngầm quy thuộc Không quân, điều này có nghĩa là tác chiến chống ngầm yêu cầu hải không quân hiệp đồng tác chiến, yêu cầu hỗ trợ thông tin tình báo cực kỳ lớn, đồng thời bảo đảm thông tin và dữ liệu thông suốt mới có thể hoàn thành mục đích tác chiến chống ngầm. Nhưng Việt Nam lại đem lực lượng chống ngầm quy thuộc không quân, điều này khiến người ta không thể không nghi ngờ năng lực tác chiến chống ngầm của nó.

Trực thăng Ka-28.
Hiện nay, theo tư liệu công khai, lực lượng chống ngầm trên không của Việt Nam chủ yếu là các máy bay trực thăng chống ngầm, bao gồm 3 chiếc Ka-25, 10 chiếc Ka-28, 2 chiếc Ka-32. Ka-25 và Ka-32 chủ yếu làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, khi cần thiết có thể sử dụng thiết bị giám sát mặt biển nhưng khả năng chống ngầm thì còn nghi ngờ. Do vậy thực sự có khả năng chống ngầm chỉ có 10 chiếc Ka-28.

Ka-28 có trọng lượng cất cánh tối đa là 13 tấn, tải trọng tối đa 4 tấn, tầm bay tối đa 800 km, có thể săn ngầm trong cự ly 200 km. Bản thân nó là một thiết kế trực thăng đi biển, năng lực kháng gió tương đối mạnh, có thể hoạt động dưới tốc độ gió tối đa 20 knots.

Trang bị trên máy bay hoàn thiện gồm radar đối hải, sonar thủy âm và máy dò từ trường, đồng thời còn trang bị 36 phao sonar thủy âm chủ động và bị động cho nên có năng lực tự chủ chống ngầm rất mạnh.

Ngoài ra, Việt Nam ký hợp đồng mua trực thăng Ka-28 tương đối muộn, theo tin tức nói các trực thăng này được nâng cấp radar có khả năng giám sát trong bán kính 250 km, có thể giám sát đối hải trong điều kiện khí tượng phức tạp và khắc nghiệt. Nó cũng có thể thực hiện giám sát không phận trên mặt đất và trên biển với độ chính xác cao, đồng thời theo dõi 10 mục tiêu trên biển, thu thập và phát hiện mục tiêu trên không, có thể dẫn đường ở cự ly xa cho các vũ khí dẫn đường để nâng cao tỉ lệ bắn trúng. Trực thăng Ka-28 còn trang bị sonar thủy âm OKA-2, tần số hoạt động là 15 kHz, cự ly phát hiện chủ động nghe nói là 5,5km, cự ly phát hiện bị động có thể gấp 3 lần cự ly phát hiện chủ động.


Vũ khí chống ngầm gồm ngư lôi ATR-3 và bom sâu, đặt trong khoang trực thăng có chức năng bảo ôn tăng nhiệt. Nó có thể cùng lúc mang 1 ngư lôi hoặc 8 quả rocket chống ngầm. Ngư lôi ATR-3 mà Ka-28 mang nghe nói tốc độ đạt tới 60 knots nhưng hệ thống dẫn đường của nó sử dụng có mức độ thông minh không cao, năng lực xử lý số liệu cũng không tốt, đặc biệt là tầm bắn không đủ, chỉ có 3000m.

Ngoài ra, ATR-3 còn có thể tích và trọng lượng quá lớn khiến Ka-28 chỉ có thể mang 1 quả. Trong tác chiến chống ngầm hiện đại, trực thăng chống ngầm cần bay đi bay lại sử dụng ngư lôi tấn công nhiều lần  mới hiệu quả, tiêu diệt được triệt để mục tiêu tàu ngầm. Bởi thế, Ka-28 không thể nào bảo đảm cường độ hỏa lực tấn công.

Bên trên ta đã nói lực lượng chống ngầm trên không của Việt Nam thuộc Không quân. Như vậy khi nó cùng các tàu mặt nước thực hành nhiệm vụ chống ngầm sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định trong phối hợp. Nhưng đây không chỉ là điểm yếu duy nhất của lực lượng chống ngầm Việt Nam. Ngoài những điều này ra, trực thăng Ka-28 của Việt Nam còn mang tới một số phiền phức. Nên biết Ka-28 bản thân nó tuy là thiết kế trực thăng đi biển có thể chịu được gió tốc độ 20 knots, nhưng chính như vậy khiến việc hậu cần bảo dưỡng và thời gian phản ứng đưa đến rất nhiều vấn đề. 

Do sử dụng cánh kép nên tạo thành cơ cấu phức tạp, thêm nữa thời gian chuẩn bị cất cánh dài, mà thời gian bay tác chiến chống ngầm chỉ là “trong nháy mắt”, vì thế Việt Nam chỉ có 10 chiếc Ka-28 không thể đủ tuần tra khắp 3260 km bờ biển, càng không thể nói là cùng tàu khu trục đi tiến hành tuần tra biển xa.

Năm 2016, từng có thông tin nói Việt Nam muốn mua máy bay tuần tra chống ngầm P-3C của Mỹ. Điều này cho thấy tình trạng khốn quẫn của Việt Nam trong tác chiến chống ngầm. Nhưng đến nay cũng chưa có tin gì về việc mua bán đó. Cùng với việc Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương, tương lai rất có khả năng sẽ thực sự bán P-3C cho Việt Nam. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới cho các nước xung quanh.


Mõ bình luận: Các phân tích ở trên đây có chỗ sai lầm cơ bản là hiện nay đơn vị quản lý các trực thăng săn ngầm này là Lữ đoàn Không quân Hải quân 954. Lữ đoàn này đã được Không quân trả về cho Hải quân vào ngày 3/7/2010. Với việc Lữ đoàn 954 trực thuộc Hải quân, Hải quân đã và đang tiếp tục xây dựng lực lượng không quân hải quân để phối hợp với các binh chủng tàu mặt nước, tàu ngầm, tên lửa bờ ... tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trên truyền hình chúng ta vẫn thường thấy máy bay trực thăng Ka-28 tập cất hạ cánh trên tàu hộ vệ Gepard thể hiện sự phối hợp trực thăng với tàu mặt nước. Như vậy có lẽ tác giả bài viết trên mạng Sohu chưa cập nhật các thông tin mới. 

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.