So sánh biên chế và trang bị của 1 trung đoàn VN và TQ 1979

Một Trung đoàn bộ binh của Việt Nam biên chế 2150 người ( nếu khi tăng cường sẽ lên tới 2510 người). Một trung đoàn thông thường biên chế đại đội thông tin 72 người, đại đội trinh sát 66 người, đại đội quân y 70 người, đại đội vận tải 36 người, đại đội súng không giật 73 người với trang bị từ 8 đến 12 khẩu DKZ 85mm, một đại đội súng cối 64 người trang bị từ 6 đến 8 khẩu cối 82mm hoặc 4 khẩu cối 120mm, một đại đội cao xạ 92 người trang bị súng máy 14,5mm, một đại đội hỏa tiễn 80 người sử dụng 4 ống phóng hỏa tiễn, một trung đội tên lửa chống tăng 22 người. 


Bên dưới trung đoàn có 3 tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn biên chế 570 người nhưng đại đa số thường là biên chế thiếu, thường thì một tiểu đoàn chỉ có 300 đến 500 người. Trực thuộc tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh. Mỗi đại đội có 3 trung đội bộ binh và 1 trung đội hỏa lực. Một trung đội bộ binh có 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội có một khẩu trung liên RPD cỡ nòng 7,62mm, một khẩu B40 hoặc B41 và cả một khẩu súng phóng lựu M79 cỡ 40mm, còn lại là súng bộ binh như AK-47. Tuy nhiên AK-47 không phải mọi đơn vị đều trang bị, trừ các sư đoàn chủ lực, nhiều trung đoàn bộ binh cũng trang bị các khẩu M16, K56, K63. Trung đội hỏa lực có 2 khẩu súng máy SGM 7,62mm, 2 đến 4 khẩu súng cối 60mm. Có khi còn trang bị 2 khẩu súng không giật 57mm. 


Còn trung đoàn bộ binh Trung Quốc trong thập niên 1970 có 3 loại. Một là trung đoàn loại “ất” chỉ có 2 tiểu đoàn hay còn gọi là trung đoàn biên chế nhỏ, hai là trung đoàn loại “ất” có 3 tiểu đoàn và ba là trung đoàn loại “giáp”. Trung đoàn loại ‘giáp” thường có đủ binh lính, pháo binh phối thuộc cho nó tương đương như trung đoàn lại “ất” nhưng lực lượng pháo binh phối thuộc cho trung đoàn loại này không sử dụng súng không giật mà trang bị 6 khẩu pháo xe kéo nòng dài 85mm. 


Trong trung đoàn loại ‘ất’ thì đơn vị thông tin và cảnh vệ hợp thành đại đội cảnh thông và các đại đội bộ binh thuộc tiểu đoàn phần lớn chỉ có một trung đội biên chế đủ. Trung đoàn loại “giáp” không những các tiểu đoàn bộ binh bên dưới biên chế đủ mà pháo binh trực thuộc còn được tăng cường, có đại đội lựu pháo sử dụng pháo xe kéo. Số lượng xe vận tải của trung đoàn loại “giáp” cũng nhiều hơn trung đoàn loại “ất”. 

Một trung đoàn bộ binh tiêu chuẩn của Trung Quốc gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh cùng với đại đội đặc biệt, đại đội thông tin, đội vệ sinh, sở quân mã, trung đội ô tô, xưởng sửa chữa và kho. Tiểu đoàn pháo binh biên chế 1 đại đội pháo không giật gồm 9 khẩu 82mm hoặc là pháo không giật 105mm, một đại đội súng cối trang bị 6 khẩu 100mm, 1 đại đội hỏa tiễn gồm 6 khẩu 107mm, 1 đại đội tên lửa chống tăng, 1 đại đội cao xạ trang bị 9 khẩu 14,5mm. 

Tiểu đoàn bộ binh biên chế 3 đại đội bộ binh cùng một đại đội hỏa lực trang bị bị 9 khẩu trọng liên K53, 6 khẩu 12,7mm, 6 khẩu cối 82mm và 4 pháo không giật. Đại đội bộ binh có 3 trung đội bộ binh và 1 tiểu đội hỏa lực trang bị 2 khẩu cối 60mm. Trung đội bộ binh có 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội ngoài súng bộ binh còn có 1 ống phóng hỏa tiễn.


Bình luận: Các thông tin đến mức chi tiết về số người trong một trung đoàn của Việt Nam như bài viết trên đây có lẽ là không chính xác bởi vì thời kỳ đó lực lượng đánh trực tiếp với quân Trung Quốc cơ bản là bộ đội địa phương cho nên biên chế và vũ khí cũng thiếu thốn chứ không bằng được quân chủ lực. Tiểu đoàn của Việt Nam thời chống Mỹ phổ biến là 300 người, khi đủ quân là khoảng từ 450 đến 500 người. Một trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và một số đại đội trực thuộc như: thông tin liên lạc, quân y, trinh sát... và tổng quân số cũng chỉ vào khoảng 1500 người. 
Tags: ho-sonoi-bat

Post a Comment

Tin liên quan

    -->