Gần đây trên tờ Toutiao của Trung Quốc lại đăng một bài viết nói đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam với tựa đề là: “Ấn Độ dã tâm quá lớn, muốn xây căn cứ bí mật ở Cam Ranh, giúp Việt Nam tác chiến rừng rậm”.
Bài báo như sau: Căn cứ quân sự Cam Ranh là một quân cảng quan trọng của Việt Nam, nằm ở tỉnh Khánh Hòa, trên đỉnh hình cung nhô ra biển phía đông nam Việt Nam. Với mực nước sâu có thể neo đậu tàu sân bay, nó được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất thế giới. Đồng thời nó cũng nằm trên đường nối thông Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên có giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng.
Nhiều nước đều khát vọng xây dựng căn cứ quân sự của mình ở Việt Nam, sau Nga và Mỹ, còn có người phỏng đoán Ấn Độ khả năng sẽ xây dựng cơ sở quân sự ở Cam Ranh (mặc dù chính phủ Việt Nam đã bày tỏ không cho nước ngoài xây căn cứ quân sự trên lãnh thổ).
Hải quân Ấn Độ luôn định kỳ thăm các cảng ở miền Nam Việt Nam. Việt Nam thậm chí còn yêu cầu Ấn Độ phát triển cơ sở hải quân này. Đây là một đặc quyền mà ngay đến Mỹ là một “đồng minh” thân mật với Việt Nam trong khu vực cũng không được. Sự thực này cho thấy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là một quan hệ đặc biệt.
Cảng Cam Ranh Việt Nam là một trong những cảng nước sâu tốt nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, có lợi cho việc neo đậu tàu sân bay, tàu ngầm và các tàu mặt nước khác.
Chính phủ Việt Nam cho rằng Ấn Độ là “đối tác chiến lược” của Việt Nam, quan hệ giữa hai chính phủ rất tốt, cho phép tàu hải quân của Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang.
Năm 2010, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng đã ký với Ấn Độ một hiệp định cung cấp cơ sở cho hải quân Ấn Độ trên các cảng của Việt Nam, New Delhi đồng ý giúp Việt Nam mở rộng năng lực hậu cần hải quân và huấn luyện tác chiến rừng rậm cho quân đội Việt Nam.
Việt Nam cho rằng Ấn Độ là đối tác chiến lược, có thể kéo đại kỳ, mượn oai hùm để mở rộng ảnh hưởng của bản thân trong khu vực.
Việc Ấn Độ và Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường quan hệ sẽ đem đến áp lực cho Trung Quốc. Là một nước nhỏ, Việt Nam chuyển hướng sang Ấn Độ tìm ủng hộ và hướng dẫn. Cảng Cam Ranh nằm gần eo biển Malacca và Trung Quốc, là một khu vực lý tưởng để ngăn chặn Trung Quốc khi xung đột xảy ra. Bởi thế, nếu Việt Nam cho phép Ấn Độ tiến vào cảng chiến lược này, Hà Nội có thể bảo đảm lợi ích kinh tế của mình.
Các chuyên gia quân sự thừa nhận vịnh Cam Ranh có vị trí then chốt trên bản đồ địa chính trị toàn cầu. Từ năm 1888, cảng Cam Ranh trở thành cảng quân sự của các nước lớn trong 100 năm. Trong chiến tranh Nga - Nhật 1905, Hạm đội Thái Bình Dương có hơn 100 tàu tập trung tại vịnh Cam Ranh.
Năm 1935, Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân ở Cam Ranh. Năm 1940, vịnh Cam Ranh rơi vào tay Nhật, trở thành bàn đạp để Nhật xâm lược Malaysia và quần đảo thuộc địa Hà Lan (ngày nay là Indonesia).
Từ 1965 đến 1972, Mỹ biến Cam Ranh thành một căn cứ quân sự cực lớn để cung cấp vũ khí và nhiên liệu cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương.
Năm 1972, Mỹ chuyển giao căn cứ này cho chính quyền Sài Gòn, 3 năm sau, quân đội nhân dân Việt Nam giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã hoàn toàn bị phá hủy.
Căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở Cam Ranh thu hút sự chú ý của Liên Xô. Vị trí địa lý của nó rất đặc biệt, có thể khống chế eo biển Malaysia và Philippines, trinh sát điện tử biển Hoa Đông, biển Philippines... thậm chí cả eo biển Pecsic và Bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh gồm đảo Bình Ba và hai bờ vịnh không chịu ảnh hưởng sóng gió, diện tích và độ sâu của nó thích hợp cho bất cứ tàu chiến nào thả neo, kể cả tàu sân bay.
Ngày 2/5/1979, Liên Xô và Việt Nam ký một hiệp định, đồng ý cho Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm trạm tiếp tế hậu cần kỹ thuật cho hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong 25 năm.
Trong hơn 10 năm sau đó, Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô, khoảng cách từ cảng gần nhất của Nga đến Cam Ranh là 2500 hải lý. Hiện nay, căn cứ hải quân Cam Ranh được cho là căn cứ hải quân lớn nhất của Việt Nam. Nó cũng được chọn làm căn cứ cho các tàu ngầm Kilo của Việt Nam.
Theo Toutiao (https://www.toutiao.com/a6633141052599435789/)
Bình luận: Bài báo này của Toutiao viết về vịnh Cam Ranh với những thông tin không có gì mới mẻ. Tuy nhiên nó hoàn toàn sai lầm khi nói về quan hệ Việt - Ấn và cũng đã nói một cách vô căn cứ về việc Việt Nam yêu cầu Ấn Độ phát triển căn cứ Cam Ranh. Một thông tin khác cũng bị viết sai là chỗ nói rằng New Delhi giúp Việt Nam huấn luyện tác chiến rừng rậm. Khi tra cứu lại thông tin thì năm 2000, quan chức Ấn Độ tiết lộ rằng các sĩ quan Ấn Độ được gửi đến một trường quân sự chính ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam để học về chiến tranh trong rừng rậm. Nói rõ hơn thì Ấn Độ học Việt Nam về tác chiến rừng rậm chứ không phải Việt Nam học Ấn Độ.
Sau tất cả, vấn đề Cam Ranh hiện nay đã rõ ràng. Việt Nam đã tuyên bố công khai minh bạch là không cho bất kỳ nước nào thuê cảng này làm căn cứ quân sự. Thay vào đó, Việt Nam mở một cảng quốc tế để tàu thuyền quân sự, dân sự của mọi nước đều có thể đến sử dụng dịch vụ tại cảng này nếu cầu.
Xem thêm:
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.