Một nhà nghiên cứu kinh tế nói rằng dù không có CPTPP, Việt Nam đã là một nơi hấp dẫn đầu tư vì nhân công giá rẻ cho hoạt động sản xuất nhưng ông tin Malaysia sẽ không thua trong cuộc cạnh tranh với Việt Nam dù cho họ không tham gia vào Hiệp ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
![]() |
Cầu Vàng ở Đà Nẵng. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. |
Nhà nghiên cứu Mohd Effuan Aswadi Abdul Wahab của Hội đồng Hành động Kinh tế Malay (MTEM) nói không có bằng chứng nào cho thấy sẽ có một sự gia tăng đầu tư khi một nước ký kết một thỏa thuận tự do thương mại (FTA). Ông nói: “Có ý kiến nói rằng nhiều công ty, đặc biệt là các công ty sản xuất sẽ rời đến Việt Nam sau khi nước này tham gia CPTPP vì thỏa thuận thương mại này đang được xem như mở cửa cho các công ty vào những nước đã phê chuẩn thỏa thuận này. Điều này thực sự không đúng”.
Nhà nghiên cứu này nói các nhà đầu tư sẽ nhìn vào nhiều thực tế, gồm ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng tốt hơn, kỹ năng lao động và vai trò của pháp luật trước khi quyết định đầu tư. “Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhìn vào các chính sách kinh tế Malaysia trước khi họ quyết định đầu tư và sự bảo đảm rằng Malaysia sẽ không thay đổi chính sách của mình. Họ sẽ nhìn vào sự bảo đảm thực thi pháp luật và liệu Malaysia có một chính phủ mạnh mẽ không. Tất cả những điều đề cập ở trên không phụ thuộc vào việc ký kết hay phê chuẩn một thỏa thuận tự do thương mại nào”.
Ông nói rằng dù không có CPTPP, Việt Nam đã là một nơi hấp dẫn đầu tư vì nhân công giá rẻ cho hoạt động sản xuất. Công nhân ở Việt Nam được trả mức lương trung bình 216 USD một tháng và mức lương của công nhân trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam nằm trong số những nước thấp nhất ở châu Á.
Trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Mohd Effuan Aswadi nói Việt Nam cũng có một lực lượng lao động lớn nhất ở Đông Nam Á với 57,5 triệu người trong khi Malaysia chỉ có khoảng 15,4 triệu.
“Kết hợp chi phí sản xuất thấp hơn và lực lượng lao động lớn nhất Đông Nam Á, không có nghi ngờ gì là Việt Nam là một nơi hấp dẫn cho mọi nhà đầu tư đi vào. Chắc chắn đây không phải là vì nhờ thông qua CPTPP”.
Ông nói rằng mặc dù các chính sách thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thương mại một điều khác cũng quan trọng ngang với điều đó là Malaysia cần theo đuổi cân bằng giữa lợi ích nội địa và áp lực bên ngoài.
Ông nói: “Nếu bất kỳ FTA nào có khuynh hướng hạn chế các khả năng của một quốc gia trong việc định hướng quá trình phát triển và tiến bộ của mình thì quốc gia đó cần tránh xa và không ký hay phê chuẩn nó”.
Nguồn: https://www.malaymail.com/s/1712394/malaysia-wont-lose-competitiveness-to-vietnam-says-researcher
Xem thêm:
Xem thêm:
Tags:
tay-tau-noi-ve-viet-nam