Việt Nam tranh thủ hoạt động của Mỹ để tái khẳng định chủ quyền

Khi Trung Quốc và Mỹ tiếp tục đánh vật trong tranh chấp thương mại và địa chính trị, Việt Nam đang thực hiện một hành động cân bằng trong Biển Đông bão tố khi họ theo đuổi việc duy trì quan hệ gần gũi với Washington mà không làm mất lòng Bắc Kinh. 

Tuần trước, Hà Nội đã sử dụng vụ mới nhất trong hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông để không chỉ cho thấy sự ủng hộ của họ với Mỹ mà còn tái xác nhận chủ quyền lãnh thổ của mình ở đó.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói hôm thứ Tư ngày 9/1rằng: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ hợp pháp và bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”. 

Derek Grossman - một nhà phân tích quốc phòng cao cấp của Rand Corporation nói rằng mặc dù tuyên bố này khá điển hình cho xu hướng Việt Nam ngả về Mỹ trong các vấn đề như tự do hàng hải nhưng thời điểm ra tuyên bố gây ra ngạc nhiên vì gần đây Mỹ và Trung Quốc có những căng thẳng ở mức độ cao. Grossman nói: “Sự gần gũi gia tăng giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng là một điều đáng nói khi Hà Nội thường thích ở dưới mức gây chú ý để tránh sự thù địch không đáng có của Bắc Kinh”. 

Thứ Hai tuần trước, tức ngày 7/1, Bắc Kinh đã chỉ trích Washington sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell đi vào gần quần đảo Hoàng Sa - một quần đảo Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng có yêu sách lãnh thổ. 

Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Bắc Kinh đã “phản đối nghiêm khắc” đến Washington sau hành động của Mỹ mà Lục Khảng gọi là vi phạm luật của Trung Quốc. 

Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Rachel McMarr nói trong một tuyên bố rằng hoạt động tự do hàng hải mà trong đó tàu McCampbell đi vào trong 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa là nhằm “thách thức các yêu sách lãnh thổ quá đáng”.


Collin Koh, một chuyên gia phân tích hàng hải tại Đại học Công nghệ Nam Dương ở Singapore nói rằng dù sự ủng hộ của Hà Nội đối với các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ là không đáng ngạc nhiên nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng nó diễn ra gần những đảo mà họ tuyên bố chủ quyền. 


Collin Koh nói: “Ví dụ phản ứng của Việt Nam với sự việc ở Trường Sa có xu hướng lặng lẽ hơn, một phần vì khu vực tranh chấp ở đó là đa phương và Hà Nội không muốn bị lôi kéo vào một tình huống phức tạp”. Xin được chú thích là Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng các nước khác cũng đang có yêu sách lãnh thổ và có chiếm đóng một phần quần đảo gồm có Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. 

Bài báo viết tiếp: Mặc dù Hà Nội đã sử dụng vụ tàu McCampbell để nhắc lại tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, họ không muốn kích động Trung Quốc - nước hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất. Ông Carl Thayer - một Giáo sư danh sự tại Đại học New South Wales đồng thời là một chuyên gia về Việt Nam cho biết: “Việt Nam muốn duy trì cự ly trung bình trong quan hệ của họ với hai siêu cường chính”. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2181896/vietnam-risks-beijings-ire-it-uses-us-freedom-navigation

Xem thêm: 

1 Nhận xét

  1. Với bọn Trung Quốc thì ở đâu có lợi ích nó cũng tuyên bố chủ quyền mà không cần biết thế giới nói gì, nó biết lời nói vô trách nhiệm đó có hợp lý với luật lệ nào không, một dân tộc trơ trẽn

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn