Phi công Triều Tiên ở VN và mối quan hệ phức tạp Việt - Triều

Trong một cánh đồng lúa ở tỉnh Bắc Giang, 14 tấm bia đá là một biểu tượng lâu dài của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên thời chiến tranh. Đây là những tấm bia mộ của các phi công Triều Tiên đã hy sinh khi bí mật chiến đấu bên cạnh các đồng chí Việt Nam chống lại lực lượng trên không của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. 


Vai trò của Triều Tiên chỉ là một ghi chú trong lịch sử cuộc xung đột mà trong đó hầu hết chỉ nói về quan hệ anh em của hai nước đã chiến đấu chống lại Mỹ trong bối cảnh chiến tranh Lạnh. Hàng thập kỷ sau, quan hệ hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa này biểu hiện rõ ràng khi Việt Nam đã sẵn sàng làm chủ nhà một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên vào cuối tháng này. 

Duong Van Dau - người trông nom những phần mộ phi công Triều Tiên nói vào tuần trước rằng: “Khi họ hy sinh, nhân dân Việt Nam đối xử với họ như những liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh vì đất nước”. Trên một quả đồi nơi những phi công này được mai táng, mộ của họ quay về hướng đông bắc, hướng về quê hương họ. 


Vai trò của Hàn Quốc trong cuộc chiến này được biết rõ ràng hơn nhiều. Từ 1964 đến 1973, Seoul đã triển khai hơn 300.000 quân để giúp Mỹ ở Nam Việt Nam. 

Ngược lại, không quân Triều Tiên bất ngờ triển khai gần Hà Nội từ 200 đến 400 người, trong đó có khoảng 90 phi công trong hơn 2 năm, theo như số liệu của Việt Nam sau chiến tranh. 

Tháng 9/1966, theo tài liệu lịch sử Việt Nam mà nhà phân tích Merle Pribbenow của CIA có được và dịch sang tiếng Anh thì Hà Nội đã cho phép Bình Nhưỡng gửi 3 đại đội phi công sang để họp thành một trung đoàn với trang bị 30 máy bay. Họ mặc quân phục Việt Nam và Việt Nam cung cấp máy bay, căn cứ cùng thiết bị. 

Đó là một trợ giúp kịp thời. Bởi vì lực lượng không quân Việt Nam trang bị các máy bay Mig-17 Liên Xô khi đó đang chịu những thiệt hại nặng nề vì các chiến dịch ném bom mang tên Sấm Rền của Mỹ. Trung Quốc và Liên Xô cung cấp hỗ trợ vật chất nhưng số lượng phi công Việt Nam được đào tạo bị suy giảm vì tổn thất. 


Đơn vị Triều Tiên đầu tiên cũng được huấn luyện để bag Mig-17s đã được cử đến sân bay Kép ở tỉnh Bắc Giang trước cuối năm 1966 để huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Nơi này cách Hà Nội 70 km về phía đông bắc. 

Phi công Việt Nam Vũ Ngọc Đỉnh - người đã chiến đấu bên cạnh các phi công Triều Tiên đã nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn với Istvan Toperczer - một sĩ quan không quân Hungarry sau đó chuyển sang làm nhà sử học rằng: “Thỏa thuận này được ký giữa hai chính phủ nhưng chúng tôi không biết bất kỳ điều gì về nó. Tôi biết là Triều Tiên muốn gửi phi công đến Việt Nam để họ có thực tế và tích lũy kinh nghiệm nhằm mục đích xây dựng lực lượng không quân của họ. Họ giữ mọi thứ bí mật nên chúng tôi không biết tỉ lệ thiệt hại của họ nhưng phi công Triều Tiên tuyên bố bắn hạ 26 máy bay Mỹ. Mặc dù họ chiến đấu rất gan góc trong những trận không chiến nhưng nói chung họ quá chậm và máy móc trong phản ứng khi chiến đấu, đó là lý do vì sao nhiều người trong họ đã bị Mỹ bắn rơi. Họ không bao giờ theo các quy tắc hay chỉ dẫn bay”. 

Duong Van Dau - người trông nom nghĩa trang cũng là một cựu chiến binh. Ông đã tham gia quân đội và hành quân vào Nam năm 1966 để chiến đấu. Ông được xuất ngũ 3 năm sau đó vì bị bắn vào đầu gối trong những trận đánh bên ngoài Sài Gòn (hiện nay đã đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh). 

Dau nói: “Với những người phi công Triều Tiên đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đất nước tôi, tôi tôn kính họ. Bản thân là một người lính, tôi rất đồng cảm với họ. Tôi coi họ như đồng đội của mình dù khác nhau quốc tịch”. 

Năm 2002, thi thể các phi công này đã được hồi hương về Triều Tiên trong một nghi lễ do quân đội cả hai nước tổ chức. Nhưng những bia mộ này vẫn còn và xếp thành hai hàng phía sau một tấm bia tưởng niệm với một dòng chữ tiếng Việt “Đây từng là nơi yên nghỉ 14 đồng chí Triều Tiên”. 

Từ khi hồi hương, các khách tới thăm khu vực này đã giảm. Nhưng ông Dau nói ông vẫn tiếp tục chăm sóc cho nơi này. 


Trong năm 2000-2001, sự tham gia của phi công Triều Tiên được Hà Nội và Bình Nhưỡng chính thức thừa nhận. Kể từ đó, đã dần dần có thêm những chi tiết về sự tham gia của Triều Tiên vào chiến tranh Việt Nam, chủ yếu là từ các hồi ký và bài báo cùng một số tài liệu lưu trữ ngoại giao Đông Âu. 

Điều cũng nổi lên việc sự xem xét lại những hỗ trợ của Triều Tiên mà qua đó gợi ý rằng Bình Nhưỡng muốn Hà Nội chiến đấu đến người Việt cuối cùng. 

Balázs Szalontai - một nhà sử học Hungarry về Triều Tiên nói: “Chìm sâu vào vũng lầy chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ không muốn mở một mặt trận mới ở Triều Tiên”. Nhà sử học Hungarry cũng cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành “đã có nhiều lợi ích trong việc giữ cho Mỹ sa lầy ở Việt Nam” và đó là lý do họ đến để giúp đỡ Việt Nam. 

Và nhà sử học này nhấn mạnh trong một bài tiểu luận trên nknews.org - một website tin tức và phân tích về Triều Tiên như sau: “Điều rất thực tế là sự hỗ trợ của Triều Tiên cho Hà Nội có động cơ mạnh mẽ là vì lợi ích bản thân và đồng thời cũng ngụ ý rằng Bình Nhưỡng không sẵn sàng thực hiện bất kỳ bước nào có thể cho phép Mỹ thoát khỏi mớ bòng bong Đông Dương và chuyển sự chú ý vào bán đảo Triều Tiên”. 

Szalontai cũng lưu ý rằng: Khi Washington và Hà Nội bắt đầu đàm phán hòa bình ở Paris năm 1968, viện trợ của Triều Tiên bắt đầu giảm mạnh và Bình Nhưỡng chào đón Hiệp định Paris 1973 một cách lạnh lùng. 

Nguồn: http://www.therepublic.com/2019/02/18/as-vietnam-nkorea-wartime-assistance/

Xem thêm: 

3 Comments

Tin liên quan

    -->