Sina: Công nghiệp Việt Nam đang biến đổi long trời lở đất

Trong ấn tượng truyền thống của chúng ta, Việt Nam kinh tế lạc hậu, núi rừng rậm rạp, giao thông bế tắc. Về phương diện công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp của Việt Nam rất yếu, vũ khí trang bị phụ thuộc nghiêm trọng vào Nga, các công nghệ cốt lõi đại đa số đều nằm trong tay các nước phát triển. Nhưng cùng với sự nỗ lực tăng cường mở cửa của Chính phủ Việt Nam, diện mạo công nghiệp trong nước của Việt Nam đã phát sinh những biến đổi long trời lở đất. Ví dụ nổi bật nhất là ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu tàu chiến đến các nước phát triển. 


Nhà máy đóng tàu Damen Sông Cấm thành lập tháng 3/2014. Thông qua 5 năm phát triển, năng lực đóng tàu của nhà máy bay ngày càng mạnh mẽ, đã có thể thành thục đóng được các tàu chiến, tàu tuần tra, tàu huấn luyện cùng với các loại tàu thuyền khác. Ngoài các tàu cung cấp cho hải quân của Việt Nam, Damen Sông Cấm còn xuất khẩu nhiều tàu ra các nước khác. Trước đây, nhà máy đóng tàu này đã xuất khẩu 2 tàu cứu hộ đến Australia. Hồi đầu năm nay, nhà máy bay lại xuất khẩu một tàu huấn luyện đa năng có lượng giãn nước 3254 tấn đến Australia. Ngoài ra, không chỉ Australia, Damen Sông Cấm còn thiết kế chế tạo các tàu tuần tra cho hải quân của các nước khác. 



Sau khi người Việt Nam biết được tin về việc nhà máy đóng tàu của Việt Nam xuất khẩu tàu cho Australia đã rất vui mừng, tự hào. Xét đến cùng thì việc nhà máy Damen Sông Cấm xuất khẩu tàu chiến cho Australia có nghĩa là thực lực của nhà máy này đã được công nhận, thể hiện ra được năng lực đóng tàu thật sự của Việt Nam. Rằng Việt Nam sớm đã không còn là một nước nghèo nàn lạc hậu và công nghiệp không phát triển như trước đây, mà đã trở thành một nước công nghiệp. Tuy nói rằng hiện tại nhà máy đóng tàu Việt Nam cũng chỉ có năng lực đóng các tàu từ 4000 tấn trở xuống nhưng không loại trừ là sau này, các nhà máy đóng tàu Việt Nam có thể chế tạo ra tàu sân bay. Đến lúc đó, trình độ công nghiệp và quân sự của Việt Nam sẽ thăng cấp lên một tầm cao mới. 

Tuy nhiên sự thực cũng không tốt đẹp như người Việt tưởng tượng ở trên. Trước hết, khi Damen Sông Cấm ở thời kỳ đầu xây dựng, tỉ lệ cổ phần của công ty đóng tàu Hà Lan chiếm tới 70%. Các công nghệ cốt lõi cũng đều nằm trong tay người Hà Lan chứ không phải người Việt Nam. Ở góc độ nhất định, Việt Nam chỉ phụ trách nghiệp vụ đúc, về cơ bản vẫn chỉ là một loại hình công nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Ngoài ra, trọng tải tàu chiến do nhà máy đóng tàu Việt Nam chế tạo khá nhỏ, còn phải đi một quãng đường xa mới có thể chế tạo các tàu khu trục cỡ 7000 tấn. 

Tổng kết lại, việc Việt Nam xuất khẩu tàu chiến sang Australia là một việc có ý nghĩa lớn với công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Xét cho cùng, các cường quốc về công nghiệp đóng tàu cũng không phải là ngày một ngày hai mà đạt được, phải dựa vào nỗ lực tích lũy dần dần mới đến được. 

Việt Nam có đường bờ biển dài, nguồn lao động giá rẻ dồi dào lại cộng thêm việc lọt vào mắt xanh các nước phương Tây cho nên tiền đồ của ngành đóng tàu Việt Nam không thể nghĩ lường hết được. Giống như một quan chức của Damen Sông Cấm viết trên mạng rằng: “giấc mơ của chúng tôi là trở thành một nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới”. 

Nguồn: http://mil.news.sina.com.cn/jssd/2019-02-13/doc-ihrfqzka5328896.shtml

Post a Comment

Tin liên quan

    -->