TQ đưa hình ảnh thảm sát Gạc Ma vào video tuyên truyền và sự lắt léo của VOA

Ngày hôm qua, trên fanpage VOA Tiếng Việt đăng một video với tiêu đề là “Trung Quốc đưa hình ảnh thảm sát Gạc Ma vào video tuyên truyền”. 

Trong phần mô tả của video, VOA Tiếng Việt nói: “Một mặt mời tàu Việt Nam tới dự duyệt binh hải quân, một mặt tung video tuyên truyền có chứa hình ảnh thảm sát Gạc Ma 1988, theo bạn mục đích của Trung Quốc là gì?”. 


Trong video, VOA Tiếng Việt trích dẫn hình ảnh từ một đoạn clip đăng trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 16/3/2019 và chú thích rằng “Hình ảnh tàu Trung Quốc xả súng vào lính Việt Nam ở Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988 được Bắc Kinh đưa vào đoạn video chào mừng 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Đoạn video này được đưa lên trang chính thức của Bộ Quốc phòng TQ hôm 16/3. Hình ảnh lính Việt Nam bị thảm sát trên đá Gạc Ma chỉ xuất hiện vài giây nhưng cũng đủ khiến cư dân mạng VN phẫn nộ. Đặc biệt trong bối cảnh VN vừa cử hai tàu hiện đại nhất sang tham dự lễ duyệt binh nằm trong khuôn khổ các sự kiện kỷ niệm của hải quân TQ diễn ra vào ngày 23/4. Ngoài Việt Nam, các nước Nhật, Nga, Ấn Độ ... cũng cử tàu tham dự sự kiện này. Phía Mỹ, do những căng thẳng gần đây, đã từ chối lời mời của phía Trung Quốc. Việt Nam chưa có phản ứng chính thức nào về video trên”. 



Qua tìm hiểu của Mõ Quốc Tế, ngày 16/3/2019 quả thực có một đoạn video chào mừng 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc được đăng trên website của Bộ Quốc phòng TQ (ở đường dẫn: http://www.mod.gov.cn/v/2019-03/16/content_4837730.htm). Ngoài ra, đoạn video này còn được đăng trên cả mạng quân sự Trung Quốc 81.cn (ở đường dẫn: http://www.81.cn/jwgz/2019-03/16/content_9451229.htm). Đoạn video này được đặt tên là: “Hoành tráng! Công bố video kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân nhân dân”. Đoạn video này do “Trung tâm Văn hóa Tuyên truyền thuộc Cục Công tác Chính trị Hải quân” thực hiện. 

Trong đoạn video dài 2 phút này có một vài cảnh từ thời điểm 35s đến 38s là quay cảnh nã đạn vào một nhóm người trên mặt biển, trông rất giống với cảnh tàu Trung Quốc nã đạn vào nhóm binh sỹ hải quân của Việt Nam trên bãi Gạc Ma ngày 14/3/1988. Kèm theo cảnh là đoạn chú thích: “hơn 1200 lần chiến đấu lớn nhỏ, uy danh của bạn đã đúc thành từ máu và lửa”. Tuy nhiên ngay trước đó, ở thời điểm 26s đến 29s, video của Trung Quốc cũng chiếu cảnh hải quân nước này bắn các tàu hải quân của VNCH kèm theo dòng chú thích “tiểu đĩnh đánh đại hạm, trên biển cũng liều dùng lưỡi lê cùng xông lên tầng tầng lớp lớp tác chiến”. Đứng ở góc độ người Việt Nam, nhìn thấy những cảnh này không ai là không đau lòng nghĩ đến những hòn đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974 và 1988. 



Tuy nhiên ở đây cũng cần lưu ý chỗ lắt léo của VOA Tiếng Việt là nó đã “quàng” vụ clip này vào việc Việt Nam cử tàu sang dự duyệt binh ở Trung Quốc. Thực tế đoạn clip này đã đăng lên từ ngày 16/3 và chỉ ở trên các website như đã nói, còn trong buổi duyệt binh ngày 23/4 vừa qua thì không hề chiếu những cảnh này. Tuy nhiên điều đáng tiếc là có không ít “anh hùng bàn phím” đã bị VOA Tiếng Việt xỏ mũi như trâu bò, đã lao vào chia sẻ và bình luận chửi bới tùm lum. Ví dụ có một người viết thế này: “Các đồng chí Vn ngồi dưới xem các đồng chí trung quốc thảm sát quân mình mà cười nói hề hề..rồi khúm núm cảm ơn nữa chứ”. 

VOA Tiếng Việt nói rằng đoạn clip này gây phẫn nộ cho cư dân mạng Việt Nam nhưng thực tế nó đã được đăng lên từ 16/3 mà cư dân mạng Việt Nam chẳng ai hay biết chứ chưa nói gì đến phẫn nộ. Nếu VOA đã biết đến đoạn clip này thì tại sao không nói ngay từ hồi tháng 3 mà phải chờ đến khi Trung Quốc tổ chức duyệt binh? Không khó để thấy rằng họ đã chờ đợi đến khi có sự kiện mới tung ra bàn tán để nhằm thu hút dư luận. 

Cảnh trong clip của TQ ngày 16/3.
Còn đây là ảnh chụp về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, không khó để thấy trang phục và mũ mão của hai người trong ảnh này giống với những người trong clip ở trên. 

 Mặt khác trong clip cũng có chiếu cảnh “tàu nhỏ đánh đại hạm” – một chú thích gợi nhớ đến trận hải chiến Hoàng Sa, nơi mà những tàu vài ngàn tấn của VNCH đã bị tàu nhỏ của TQ đánh cho chạy dài. VOA Tiếng Việt trước nay vốn có giọng điệu bênh vực VNCH nhưng tại sao lại làm như “không thấy” trước những hình ảnh này? Do vậy có thể nói rằng động cơ của VOA chỉ là để kích động nhân dân Việt Nam mà thôi.

4 Comments

Tin liên quan

    -->