Báo Singapore nói gì về việc Lý Hiển Long nói 'VN xâm lược Campuchia'?

Sau những dư luận giận dữ ở cả Việt Nam và Campuchia sau phát biểu của Lý Hiển Long, gần đây tờ Straitstimes của Singapore đã có bài viết đề cập vấn đề này. 


Bài báo viết: "Một bài đăng Facebook gần đây của Thủ tướng Lý Hiển Long dụng chạm đến “cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam” năm 1978 đã gây ra giận dữ ở cả hai nước. 

Thứ 6 tuần trước (31/5) ông Lý viết trên Facebook rằng ông đã viết cho Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha để bày tỏ lời chia buồn về việc cựu Thủ tướng Thái Prem Tinsulanonda từ trần ngày 26/5. 



Trong khi ca ngợi năng lực của ông Prem trên cương vị lãnh đạo, Lý đã nói thời gian làm thủ tướng của ông Prem trùng với lúc 5 thành viên ASEAN lúc đó - Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore - đang cùng nhau phản đối “cuộc xâm lược của Việt Nam với Campuchia và chính phủ Campuchia mới thay thế Khmer Rouge”. 

Ông nói Thái Lan đã ở tuyến đầu, đối mặt với lực lượng Việt Nam qua biên giới Thái - Campuchia, và rằng ông Prem đã kiên quyết không cho phép chuyện này thành công và phối hợp với các đối tác ASEAN để phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam trong các diễn đàn quốc tế. 

Và ông Lý cho rằng những việc làm đó đã ngăn chặn cuộc xâm lược quân sự và sự thay đổi chế độ được hợp pháp hóa, cũng như bảo vệ an ninh của các quốc gia ASEAN khác. 

Lý Hiển Long cũng đề cập vấn đề này trong bài phát biểu chính tại Đối thoại Shangri-La vào ngày 1/6 khi ông nói về sự hình thành ASEAN. 

Campuchia và Việt Nam đã phản đối bình luận của Lý. 

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói với truyền thông địa phương đầu tuần này rằng bình luận của Ông Lý là “không thể chấp nhận” và “không đúng sự thật”. 

Ông Tea Banh nói ông đã đặt vấn đề này với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen và yêu cầu Tiến sĩ Ng Eng Hen nói với Thủ tướng Lý để sửa chữa lại tuyên bố. Tờ Khmer Times trích lời Tea Banh nói: ‘Ông ấy đã không nói sự thật và tuyên bố của ông ấy không phản ánh đúng lịch sử. Điều đó không đúng bởi vì ông ấy nói bộ đội Việt Nam xâm lược Campuchia. Chúng tôi mong ông ấy sửa chữa lại. Điều đó không đúng sự thật”. 


Bộ Ngoại giao Việt Nam nói họ “lấy làm tiếc” rằng bình luận của ông Lý đã “không phản ánh khách quan sự thật lịch sử” và gây ra tác động tiêu cực với ý kiến công chúng. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Bộ Ngoại giao đã thảo luận vấn đề này với Bộ Ngoại giao Singapore. Bà nói thêm rằng đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong nỗ lực chung với nhân dân Campuchia nhằm chấm dứt chế độ diệt chủng Khmer Rouge đã được thừa nhận rộng rãi. 

Bài đăng của Thủ tướng Lý Hiển Long đã thu hút 26000 bình luận với nhiều người dùng đến từ Việt Nam bày tỏ không hài lòng về bình luận của ông Lý về vấn đề Việt Nam - Campuchia. 

Cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda và cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. 

Một trong số đó, người dùng có tên Nguyen Duy Hung đã viết: “Với sự kính trọng ông và Singapore, làm ơn hãy sửa chữa từ “xâm lược”. Người Việt Nam chúng tôi đã đổ quá nhiều xương máu ở đó để giúp các bạn Campuchia thoát khỏi Khmer Rouge”. 

Ngược lại, cũng có một số bài đăng ủng hộ Lý từ những người dùng mang tên Campuchia, chẳng hạn một người có tên Sophanna Nun đã viết: “Cảm ơn vì nói sự thật dù nó làm tổn thương nhiều người. Ông là một lãnh đạo vĩ đại”. 



Trong bài phát biểu năm 2011, cựu Phó Thủ tướng Wong Kan Seng đã mô tả vấn đề Campuchia như một trong những thử thách ban đầu của Singapore trong vai trò một quốc gia. Ông nói trong một buổi thuyết giảng do Học viện Ngoại giao Singapore tổ chức, ông nói: “Cuộc xâm lược vào một nước nhỏ do một láng giềng lớn hơn, sự phế truất một chính phủ hợp pháp bởi lực lượng bên ngoài và sự thay thế của một đại diện của một thế lực nước ngoài trở thành thách thức trực tiếp đối với nguyên tắc cơ bản của chính sách ngoại giao của chúng ta”. 

Wong Ken San nói Singapore phải đáp trả cuộc xâm lược này, hoặc họ “sẽ bị suy giảm uy tín và bị đặt ra những tác động nghiêm trọng với an ninh quốc gia”. 

Ông cũng nói thêm: “Chúng tôi không đồng tình với chế độ Khmer Rouge. Đó là vấn đề về nguyên tắc”. 

Nguồn tin: https://www.straitstimes.com/singapore/pm-lees-facebook-post-on-vietnams-invasion-of-cambodia-draws-ire

Bình luận: Qua bài báo trên đây của tờ The Straitstimes - một tờ báo lớn hàng đầu Singapore, ta có thể thấy được thái độ của dư luận Singapore với phát biểu của Lý Hiển Long. Trong bài báo họ tỏ ra trung lập, không ủng hộ hay phản đối phát ngôn của Lý Hiển Long nhưng phần kết bài viết họ nhắc lại ý kiến của Wong Kan Seng. Đó chẳng qua một phương pháp gián tiếp bày tỏ chính kiến. 

Bài đăng của Lý Hiển Long trên Facebook ngày 31/5, trong đó nói "Việt Nam xâm lược Campuchia". 

Xét đến ý kiến của Wong Kan Seng thì nó chẳng qua lại là một luận điểm ngụy biện. Ông ta nói Singapore không đồng tình với chế độ Khmer Rouge nhưng thực tế là Singapore chưa bao giờ có một lời phản đối hay bày tỏ phê phán đối với hành động diệt chủng của tập đoàn Pol Pot. Sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Singapore tiếp tục hỗ trợ tàn quân Pol Pot đồng thời cũng hỗ trợ cho lực lượng các phe phái khác “không cộng sản”, chẳng hạn phe phái của hoàng thân Sihanouk. 

Vậy thì khi Sihanouk được Singapore và một số nước khác hỗ trợ để mong giành chính quyền có phải là “một đại diện được thế lực nước ngoài” hay không? Những lập luận của giới chức Singapore về sự ủng hộ của họ cho Khmer Đỏ chỉ là sự ngụy biện. Việc vu cáo Việt Nam xâm lược chẳng qua chỉ là tạo cớ để che lấp đi cái xấu xa trong chính sách ngoại giao của họ một thời - đó là đã ủng hộ 1 chế độ diệt chủng. 


Ở một khía cạnh khác, nói trắng ra là Singapore lúc đó vẫn ủng hộ Khmer Đỏ vì họ cũng đang muốn dùng cuộc chiến dây dưa ở Campuchia để hãm Việt Nam vào khó khăn. Khi Việt Nam thống nhất được đất nước, quả thực đã có một mối lo trong các nước Đông Nam Á. Họ lo sợ Việt Nam hùng mạnh lên có thể gây hại cho các lợi ích của họ. Vài năm sau đó, Trung Quốc lại bắt đầu vẽ ra một âm mưu rằng “Việt Nam muốn chiếm Lào và Campuchia để lập liên bang Đông Dương”. Các nước như Singapore, Thái Lan lập tức cắn ngay lấy cái bả mà Trung Quốc ném ra để giải thích cho chính sách ủng hộ chế độ diệt chủng Pol Pot của họ. 

Nhưng nguyên nhân sâu xa là cả Trung Quốc, cả Thái Lan, Singapore và những kẻ khác đều đang muốn tranh thủ cuộc chiến ở Campuchia để làm Việt Nam bị sa lầy vào xung đột, máu lửa. Trung Quốc muốn Việt Nam sa lầy để họ không bị lưỡng đầu thọ địch như họ nghĩ (lúc đó Trung Quốc gọi Liên Xô là đại bá, Việt Nam là tiểu bá và cho rằng Việt Nam cấu kết với Liên Xô khiến TQ ở cả hai đầu Nam - Bắc đều có địch thủ). Các nước Thái, Singapore muốn Việt Nam sa lầy vào chiến tranh, xung đột, bị cô lập là để Việt Nam không thể cạnh tranh với họ trong khu vực. Mặt khác, thực tế cuộc chiến tranh Việt Nam đã mang lại nhiều tiền tài, cơ hội cho các nước này làm giàu. Nếu Việt Nam tiếp tục bị các nước lớn bao vây, thù địch thì Singapore và Thái Lan vẫn còn có cơ hội để tiếp tục được hưởng các ân huệ từ các nước lớn ấy trong vai trò những tên lâu la đứng về phe nước lớn để chống Việt Nam.

5 Comments

Tin liên quan

    -->