Phương Tây đánh giá lại Iran sau vụ bắn rơi UAV Mỹ

Vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái (gọi tắt là UAV) RQ-4A Global Hawk hôm 20/6 được xem là lần đầu tiên một phương tiện trinh sát của Lầu Năm Góc bị bắn hạ trên bầu trời. Bên cạnh việc suýt đưa Mỹ và Iran đi đến chiến tranh, vụ việc này cũng là bằng chứng cho thấy sự phát triển trong khả năng quân sự của Tehran. 

Một chiếc UAV MQ-4C của Mỹ. 

Jeremy Binnie, biên tập viên về Trung Đông và Bắc Phi tại tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly nói rằng vụ việc “làm nổi bật rằng khi người Iran thực sự đầu tư, họ có thể có thành tựu thực sự. Chúng ta đã biết điều đó qua tên lửa đạn đạo nhưng có vẻ trong lĩnh vực phòng không cũng có thành tựu”. 



RQ-4A không phải là một con bồ câu ngốc nghếch. Với đơn giá 110 triệu USD, một chiếc Global Hawk cần 3 người điều khiển hoạt động bay và các cảm biến của nó. Với sải cánh rộng hơn một chiếc Boeing 737, nó có một động cơ Rolls Royce để di chuyển với tốc độ khoảng 500 dặm mỗi giờ và thu tín hiệu và chụp ảnh tại độ cao 65000 feet (hơn 18000m) để bảo đảm ở ngoài tầm với của nhiều tên lửa phòng không. Nếu các tên lửa ở quá gần thì chiếc UAV này có một hệ thống nhận cảnh báo radar, một hệ thống gây nhiễu và một hệ thống mồi bẫy ở phía sau. 

Tuy nhiên việc nó bị phá hủy là dấu hiệu cho thấy sự tập trung lặng lẽ của Iran. Binnie chỉ ra rằng kích thước của chiếc UAV khiến nó “không phải mục tiêu khó khăn trong khía cạnh đó. Vài năm trước điều này có thể là một sự ngạc nhiên nhưng hiện giờ các thiết bị phòng không mới của họ trông ấn tượng hơn nhiều”. 

Mặc dù Iran không gây đe dọa lâu dài cho quân đội Mỹ nhưng những thí dụ cá biệt như vụ bắn hạ chiếc UAV cho thấy Tehran thỉnh thoảng có những ý định đột phá với các nỗ lực tập trung hẹp và do vậy họ là một kẻ thù chắc chắn có khả năng làm đối phương mất cân bằng. Mỹ sẽ thắng trong bất kỳ cuộc xung đột vũ khí thông thường nào trong ngắn hạn nhưng nên cẩn thận rằng những người Iran khôn khéo (hoặc xảo quyệt theo cách nói của Mỹ) sẽ không cho phép bất kỳ cuộc xung đột nào trở thành một “cuộc dạo chơi”. 


Mặc dù không có dữ liệu chính xác về nơi sự việc xảy ra nhưng không có nghi ngờ gì là Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã cố gắng hủy diệt một chiếc UAV vào lúc 4h05 sáng 19/6. Quân đội Mỹ đã công khai video để chứng minh tuyên bố của họ rằng vụ việc xảy ra ở vị trí cách đất liền Iran 34 km và cho thấy đường bay để chứng tỏ rằng chiếc UAV trinh sát này chưa bao giờ đi vào lãnh thổ Iran. Ngược lại, Ngoại trưởng Iran Javid Zarif đã viết lên twitter rằng vụ tấn công được thực hiện trong lãnh thổ Iran - gần thành phố Kouh-e Mobarak. 

Hệ thống phòng không Khordad của Iran. 

IRGC nói họ đã sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Khordad 3- hiện nay hình ảnh tên lửa này được lan truyền trên mạng xã hội như một biểu tượng sức mạnh Iran trước những công nghệ không người lái mà người Mỹ hoạt động động trên tầng bình lưu mỗi ngày. 

Truyền thông nhà nước Iran cho biết Khordad 3 lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 2014, có tầm bắn 75 km và phạm vi bắn hiệu quả đến 30 km. Tạp chí Jane kết luận rằng cuộc tấn công này có vẻ đến từ một xe di động khi xét đến những cáo buộc của Mỹ rằng tên lửa được phóng từ cự ly 70 km và thực tế không có căn cứ nào của Iran nào phù hợp với cự ly đó. Nói ngắn gọn là Tehran đã bắn hạ chiếc UAV do thám của Mỹ từ phía sau một chiếc xe tải. 

Mặc dù Mỹ đã cải tiến rất nhiều cho đội UAV của họ kể từ khi chiếc Global Hawk đầu tiên xuất hiện trong hải quân 13 năm trước với chiếc MQ-4C Triton sắp phục vụ, Iran cũng có nhiều tên lửa tiên tiến hơn loại đã bắn hạ chiếc UAV tuần trước. 



10 ngày trước khi sự việc xảy ra, Iran tiết lộ một nâng cấp đã giúp tăng gần gấp đôi tầm bắn và cũng là hàng nội địa. Binnie nói người Iran hoặc đã mua hoặc đã phát triển công nghệ radar giúp họ cải thiện khả năng nhắm mục tiêu. Ông nói: “Chúng ta không thực sự hiểu các hệ thống dẫn đường này hoạt động thế nào”. 

Bản đồ đường bay của chiếc UAV bị bắn hạ theo phía Mỹ. Đường màu vàng là đường bay của UAV. 

Binnie nói thêm rằng góc bắn của vụ tấn công có vẻ gợi ý rằng tên lửa đã tiếp cận chiếc UAV từ phía Tây hơn là từ phía sau. Điều đó cho thấy nó có thể được dẫn dường tương đối hiệu quả từ thiết bị phóng để tiếp cận chiếc UAV. 

Đây không phải lần đầu tiên Iran đánh vào một phương tiện Mỹ. Họ đã bắn hạ một chiếc UAV tàng hình RQ-170 năm 2011 và được báo cáo đã sao chép đảo ngược nó để tạo ra hàng loạt phiên bản của mình. 

Có vẻ hiện nay không còn nhiều mảnh vỡ từ chiếc RQ-4A để nghiên cứu nhưng việc đánh chặn nó, nói theo ngôn từ của Trump là một quốc gia đang đi qua địa ngục. Nó không chỉ là một chiếc máy bay không người lái rất đắt đỏ mà việc bắn rơi nó còn suýt khiến Mỹ đi tới chiến tranh trong khu vực một lần nữa. 

Nguồn: https://edition.cnn.com/2019/06/25/middleeast/iran-drone-shooting-capabilities-npw-intl/index.html

Post a Comment

Tin liên quan

    -->