Sohu: Việt Nam đi nửa vòng trái đất học bay có thể muốn mua F-16

Bình luận xoay quanh câu chuyện phi công Việt Nam tham gia khóa học lãnh đạo hàng không của Mỹ được truyền thông đưa tin gần đây, trên tờ Sohu có bài viết cho rằng đây có thể là bước đi đầu tiên để Việt Nam chuẩn bị mua vũ khí Mỹ. 

Máy bay F-16 được chế ảnh với hình cờ Việt Nam trên thân và cánh. 

Mọi người thường nói “30 năm hà tây, 30 năm hà đông” để hình dung sự vật thay đổi, có lẽ dùng thành ngữ này hình dung quan hệ Việt - Mỹ là rất thích hợp. Vốn trước đây hai nước là kẻ thù, đã đánh một cuộc chiến khiến cả hai bên đều phải trả giá nghiêm trọng, cho nên không ai có thể nghĩ rằng hiện nay quân đội Mỹ lại có thể bồi dưỡng phi công cho Việt Nam.

Theo tin tức đầu tháng 6/2019, hai học viên phi công của Không quân Việt Nam sắp hoàn thành khóa học tại Mỹ; điều này đánh một dấu mốc quan trọng trong hợp tác quân sự Việt - Mỹ, hai bên đã hoàn thành sự chuyển biến từ kẻ thù thành đồng minh. 



Lần này Việt Nam đi qua nửa vòng trái đất để học chương trình bồi dưỡng phi công của Mỹ, tuyệt đối không phải là một sự việc đơn giản. Không quân Việt Nam sớm đã không còn ở giai đoạn non nớt ban đầu mà đã là một lực lượng trên không được xếp hạng trên toàn cầu, về phương diện bồi dưỡng phi công cũng đã sớm không phải phụ thuộc người khác, hoàn toàn có thể tự bồi dưỡng phi công sơ cấp. Nhưng nước Mỹ bồi dưỡng phi công cho Việt Nam lại chỉ là khóa học sơ cấp, chiếc máy bay được sử dụng chỉ là máy bay huấn luyện T-6. 


Đây là máy bay huấn luyện cánh quạt tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, địa vị tương đương với chiếc máy bay huấn luyện CJ-6 của Trung Quốc. Nguyên mẫu của nó là chiếc máy bay một động cơ cánh đơn 2 chỗ ngồi PC-9, do có tính năng độc đáo mà được các nước hoan nghênh, trở thành máy bay huấn luyện tiêu chuẩn của nhiều nước. 


Đầu thế kỷ này, nó được quân đội Mỹ thu nạp. Vì sử dụng thiết kế một động cơ hai chỗ ngồi trước sau, trọng lượng rỗng của nó chỉ có 2300 kg, trọng lượng cất cánh tối đa chưa đế 3 tấn, được trang bị một động cơ cánh quạt công suất 1100 mã lực, phạm vi hoạt động 1700 km, tốc độ hành trình 500 km/h. 


Chiếc máy bay này trong quân đội Mỹ chủ yếu dùng để huấn luyện nhập môn. Học viên bắt đầu huấn luyện bay sẽ học trên nó, sau khi đạt yêu cầu mới chuyển sang máy bay huấn luyện T-38. Được biết Việt Nam cơ bản không cần như vậy, họ có thể tự hoàn thành việc huấn luyện bay sơ cấp rồi trực tiếp cho phi công ra nước ngoài học chuyên sâu thêm là được. 

Cho nên rõ ràng việc này là Việt Nam có ý, không phải là bản thân họ không có năng lực mà đây chỉ là bước bắt đầu, chỉ là một nội dung trong kế hoạch hợp tác của hai bên về phương diện bồi dưỡng huấn luyện. Theo phía Mỹ, tương lai sẽ có càng nhiều phi công Việt Nam đến Mỹ học tập. Có thể đây là một công tác chuẩn bị trước để Việt Nam mua máy bay của Mỹ sau này. Xét cho cùng hiện nay Việt Nam trang bị là hệ thống máy bay Nga, công việc vận hành bảo trì không giống các máy bay Mỹ, hiện tại phái người đi học từ phương diện cơ sở nhất có thể là để chuẩn bị cho việc thay đổi trang bị trong tương lai. 


Ý đồ của Việt Nam không chỉ dừng ở một vài giao lưu nhân viên với Mỹ mà còn muốn mua F-16 để đổi mới thêm cho trang bị không quân của mình. Từ khi bắt đầu thế kỷ mới, kinh tế Việt Nam có bước phát triển tương đối lớn nên chi tiêu quân sự cũng có điều kiện tăng lên và cũng gấp rút đổi mới các máy bay chiến đấu của bản thân. Chủ lực hiện nay của Không quân Việt Nam vẫn là những chiếc Mig-21 đã cũ, không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh. (Chỗ này là một sai lầm của tác giả, có thể do không biết việc Việt Nam đã loại biên Mig-21). 

Máy bay huấn luyện phản lực L-39 của Không quân Việt Nam. Qua giai đoạn huấn luyện sơ cấp trên Yak-52, học viên sẽ tập lái chiếc máy bay này. 

Không quân Việt Nam trong thời gian dài sử dụng máy bay hệ Nga, nhưng nay lại có hứng thú với máy bay chiến đấu phương Tây muốn mua các loại máy bay phương Tây, trong đó khá hứng thú với chiếc F-16 của Mỹ. Ngoài ra còn quan tâm tới những chiếc như C-130J, P-3C. 



Do nhiều nguyên nhân, việc Việt Nam giao dịch quân sự với Mỹ vẫn khá khó khăn. Đến năm 2016 Mỹ mới bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam muốn thông qua một số hành động nhỏ để làm sâu sắc thêm quan hệ nhằm mở đường cho việc mua các vũ khí Mỹ thì có thể gọi là ý đồ không nhỏ. 

Nguồn: http://www.sohu.com/a/320780990_594839

Bình luận: Việc phi công Việt Nam tham gia khóa học tại Mỹ đã có nhiều phương tiện truyền thông phỏng đoán. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng việc này không hẳn đã là bước đi chuẩn bị để Việt Nam mua máy bay của Mỹ. Vấn đề này đã được trình bày chi tiết trong bài viết “Phi công Việt Nam tốt nghiệp khóa học tại Mỹ là tín hiệu cho điều gì?”.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->