Giữa căng thẳng, VN tuyên bố gia hạn hoạt động giàn khoan

Cuộc đối đầu Việt - Trung ở bãi Tư Chính đã kéo dài hơn 20 ngày, đứng trước việc Bắc Kinh kêu gọi đình chỉ các hoạt động làm phức tạp tình hình, Việt Nam đã chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và tuyên bố kéo dài thời gian hoạt động thăm dò.

Tàu hải cảnh lớn nhất của TQ và con tàu nhỏ hơn phía hậu cảnh có vẻ là tàu kiểm ngư hoặc tàu cảnh sát biển của Việt Nam. 


Ngày 25/7, một tài liệu được lưu hành trên mạng Internet cho thấy cơ quan chức năng Việt Nam tuyên bố hoạt động khoan giếng trên bãi Tư Chính của giàn khoan vốn có kế hoạch kết thúc vào ngày 30/7 sẽ kéo dài đến 15/9. 




Tin tức trước đó cho biết, giàn khoan Hakuryu-5 của Nhật Bản được công ty dầu khí Rosneft Vietnam thuê để hoạt động thăm dò trên lô 06-1 thuộc bồn Nam Côn Sơn gần bãi Tư Chính. 

Văn bản về việc kéo dài thời gian hoạt động giàn khoan Hakuryu-5 trên lô 06-1. 

Tuy thực lực Trung Quốc vượt xa Việt Nam nhưng Hà Nội không tỏ ra yếu đuối, ngược lại, ngày 19/7 họ đã trực tiếp nêu tên Trung Quốc và yêu cầu tàu thuyền của Bắc Kinh phải rời khỏi vùng biển liên quan. Họ cũng tiết lộ đã trao công hàm ngoại giao cho Trung Quốc. Trong khi đó, ngày 17/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình. 

Việc Việt Nam tuyên bố kéo dài thời gian thăm dò được giới quan sát bên ngoài cho là không sợ hãi các hành động mới nhất của Trung Quốc. Điều đáng chú ý là chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đích danh Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã bày tỏ thái độ rõ ràng là yêu cầu Trung Quốc đình chỉ các hành vi khiêu khích ở Biển Đông. Sau đó, tổ chức nghiên cứu của Mỹ đã triệu tập học giả đa quốc gia để thảo luận về vụ đối đầu Trung - Việt. 

Tuy thái độ của Mỹ và hành động mới nhất của Việt Nam không có quan hệ gì trực tiếp nhưng gần đây Mỹ - Việt đã tăng cường hợp tác ở Biển Đông là một thực tế. Nước Mỹ thậm chí còn cung cấp tàu tuần tra cỡ lớn cho kẻ thù cũ để lấy đó đối phó với đe dọa từ quốc gia phương Bắc. 




Dư luận Trung Quốc nhiều người cho là hành động lần này của Việt Nam có thể gọi là “lấy hạt dẻ trong lò” (ngụ ý rằng bị kẻ khác lợi dụng để làm việc nguy hiểm). Mặc dù Trung Quốc gần đây rơi vào xung đột thương mại và va chạm quân sự với Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn có thể ra tay “giáo huấn” Việt Nam, chỉ cần sử dụng hải cảnh là đủ. 

Tàu hải cảnh 3901 Trung Quốc đang bảo vệ cho tàu khảo sát của TQ hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

Để bảo vệ tàu khảo sát Trung Quốc khỏi ảnh hưởng của Việt Nam, phía Trung Quốc đã phái đi nhiều tàu. Theo thống kê thì hiện đã có hơn 10 tàu công vụ, bao gồm các tàu hải cảnh 3901, 37111, 35111, 46303, 3402, 3412, 3308 và các tàu cá vỏ thép “Quỳnh Tam Sa Ngư” (tức là các tàu dân quân biển núp bóng). 




Trong đó, là tàu cảnh sát biển lớn nhất Trung Quốc, hình ảnh tàu 3901 hộ vệ tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 gần đây đã được công bố. 

So sánh với hành động cứng rắn của Việt Nam, Philippines cùng là quốc gia ven Biển Đông và cùng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng thấp giọng hơn nhiều. Gần đây các nhân sĩ cao cấp của Philippines nói rằng Việt Nam làm như vậy sẽ có nguy cơ. Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không cho phép điều đó xảy ra, họ xem việc đàm phán để giải quyết vấn đề vẫn là biện pháp tốt nhất.

Nguồn: http://news.dwnews.com/china/news/2019-07-25/60142696.html

Post a Comment

Tin liên quan

    -->