Đồng minh kỳ lạ của Việt Nam trong đối đầu với Trung Quốc

Khi các tàu cảnh sát biển vũ trang của Việt Nam và Trung Quốc nhìn chằm chằm vào nhau ở Biển Đông gần bãi Tư Chính, Hà Nội dường như đã tìm thấy chỗ dựa của mình bất chấp những đe dọa từ người láng giềng khổng lồ.
Các tàu chiến Nga trong ngày Hải quân 28/7 vừa qua. 

Không giống như 2 năm trước khi Việt Nam phải lặng lẽ đình chỉ hai dự án liên doanh khoan dầu với hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha vì áp lực từ Trung Quốc, hiện nay Việt Nam đang yêu cầu Trung Quôc rút tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 và các tàu hộ tống khỏi những vùng lân cận với các lô dầu khí này. Lần này Việt Nam kết thành đội với một người bạn cũ và là một cổ đông lớn trong hoạt động dầu khí: đó là chính phủ Nga. 




Những sự việc trên thực địa đã hầu như không thay đổi kể từ vụ căng thẳng gần nhất năm 2017 và 2018. Tất cả chúng xảy ra trong “đường 9 đoạn” của Trung Quốc – một đường ranh giới mơ hồ do Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách gần hết Biển Đông. Tuy nhiên khu vực tranh chấp này hầu hết nằm trong 35000 dặm vuông bồn trũng Nam Côn Sơn – nơi rất giàu năng lượng và cũng nằm phần lớn trong 200 hải lý từ đường cơ sở của Việt Nam (đường cơ sở là đường để từ đó kéo dài ra 200 hải lý tạo thành vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển). Trong khi đó Trung Quốc ở cách xa khu vực này hơn 600 dặm nên Bắc Kinh không có lựa chọn nào trong hiện trạng toàn cầu để yêu sách với bãi Tư Chính. 

Tuy nhiên Việt Nam đã ngừng việc khoan dầu ở lô 136-03 và 07-03 là những nơi Việt Nam đã cấp phép khoan dầu dưới áp lực từ Trung Quốc. Mặc dù lý do cho việc đình chỉ này chưa bao giơ được tiết lộ công khai nhưng các báo cáo truyền thông từ Hà Nội và trong ngành công nghiệp dầu mỏ cho biết rằng Trung Quốc đã đe dọa xâm chiếm các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa. 

Việt Nam với nỗ lực bảo đảm tình hình an ninh trong bối cảnh nghi ngờ về các cam kết của chính quyền Trump với khu vực này, đã lựa chọn rút lui. 




Nhưng lần trước, hãng Repsol có trụ sở tại Madrid có nguy cơ bị mất khoản đầu tư và liên doanh hàng trăm triệu USD. Còn lần này, đối tác cứng rắn hơn nhiều đã tham gia vào: Đó là Rosneft – công ty mà chính phủ Nga là cổ đông chính. Hãng Gazprom cũng hoạt động bên cạnh, cũng giống như Zarubezhneft – một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước Nga được thành lập năm 1967, liên doanh Vietsovpetro của nó với PetroVietnam là tất cả những gì còn lại của các liên doanh dầu khí của Liên Xô với nước ngoài. 

Trong khi Repsol – một hãng tư nhân từ một cường quốc nhỏ trên thế giới, nắm rất ít quyền lực địa chính trị, thì Nga được kỳ vọng sẽ đóng vai trò một cường quốc chính trị đã lỗi thời sẽ bảo vệ dòng tiền mặt cho nhà nước. 

Một sự kiện trong hợp tác dầu khí giữa Gazprom với PetroVietnam. 

Chính sách của Kremlin về tranh chấp Biển Đông chưa bao giờ được trình bày thẳng thắn. Trung lập về chính thức, Moscow luôn cung cấp các hỗ trợ ngoại giao ngầm cho Bắc Kinh bằng cách nhấn mạnh công khai rằng các nước không tranh chấp nên đứng ngoài tranh chấp. Các nỗ lực để mô tả cuộc xung đột này như một vấn đề lớn toàn cầu bị Nga cho là những xuyên tạc để biện minh cho hành động tranh giành quyền lực của Mỹ. 

Moscow cũng chia sẻ sự không tin tưởng của Bắc Kinh với những thể chế hiện hành sau khi Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016 chống lại yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Cách tiếp cận của Nga với Biển Đông không phải là không giống với cách tiếp cận của Trung Quốc với vụ sáp nhập Crimea 2014. Lúc đó Trung Quốc bề ngoài trung lập nhưng tôn trọng sự kiên quyết của Nga trong việc phản đối giải quyết vấn đề trong các thể chế phương Tây. 




Tuy nhiên dù các ngôn từ hùng biện của Kremlin có thể có ích cho Trung Quốc, hành động của họ trên biển lại không như thế. Mặc dù Nga không chính thức chọn đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp nhưng các công ty của họ là những người duy nhất hiện nay đang khai thác theo lệnh của nước này trong đường 9 đoạn. 

Ở tại thời điểm dân quân biển Trung Quốc liên tục tấn công các ngư dân nước ngoài và cả các vị trí quân sự của họ để đẩy Việt Nam ra khỏi các lô dầu khí, sự hợp tác của Nga với Việt Nam trong khai thác tài nguyên là một hành động đương đầu nghiêm trọng dù cho Kremlin có cẩn thận như thế nào để tránh thu hút chú ý. 

Mặc dù không ai hy vọng Nga triển khai một hạm đội từ Vladivostok để thách thức Hải quân Trung Quốc thì Trung Quốc cũng đủ mất mát nếu chống lại Rosneft quá mạnh. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc với những tham vọng cao ngất nhằm kết nối châu Âu với châu Á, phải cẩn thận đi qua những nơi mà Nga xem là sân sau của họ. 

Khoảng 7 tỷ USD của Trung Quốc đã và đang được đặt chiến lược ở Ukraine –nơi vẫn đang vướng vào một cuộc chiến tranh không tuyên bố chống lại lực lượng Nga ở miền Đông. Georgia – người có quan hệ lạnh nhạt với Nga từ lâu cũng đã bắt đầu ve vãn Vành đai và Con đường. Trung Quốc cũng đang bắt đầu ban phát ơn huệ trong các bạn bè của Nga ở Liên minh Kinh tế Á Âu và một dự án tham vọng để kết nối Kazakhstan với Belarus đã sẵn sàng thực hiện. 




Giữ hòa bình giữa hai cường quốc đòi hỏi phải có những cho và nhận thực tế và các xung đột không tránh khỏi phải được giải quyết yên ổn khi phạm vi ảnh hưởng được thiết lập và củng cố. Do đó, liên doanh dầu khí Nga – Việt ở ngoài khơi phía Nam Việt Nam hầu như được đưa ra bàn đàm phán. 

Trung Quốc đang bị cách ly vì cuộc chiến thương mại với Mỹ và làn sóng phương Tây rời bỏ nước này, cũng không có tâm trạng để đối kháng trên Biển Đông với cường quốc duy nhất đang ở bên mình. Mặc dù Nga có thể chẳng có lợi ích gì trong việc đứng về phía những tố cáo thường xuyên của Mỹ về sự bành trướng hàng hải của Trung Quốc nhưng Nga cũng đặc biệt không muốn Bắc Kinh kiểm soát được tuyến đường vận tải biển trị giá hàng nghìn tỷ USD kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi qua Biển Đông. 

Với Việt Nam, liên kết công nghiệp của mình với các cường quốc chính trị có thể là cơ hội tốt nhất để tiếp tục hoạt động trong các lô dầu khí nằm trong đường 9 đoạn. Cũng tương tự như vậy, Việt Nam đã thực hiện dự án khoan dầu với ExxonMobil của Mỹ ở mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng và nằm giữa ranh giới thềm lục địa mà Trung Quốc tuyên bố và một đoạn trong đường 9 đoạn. Tuy nhiên nhược điểm là thành công của chiến lược này không còn phụ thuộc vào quá trình ra quyết định của Hà Nội khi những cơn gió lớn hơn đang thổi. 

Nguồn: https://foreignpolicy.com/2019/08/01/vietnams-strange-ally-in-its-fight-with-china/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->