Nhà báo Philippines: Việt Nam dũng cảm chống lại TQ

Bài viết sau đây là của Alito L. Malinao - cựu biên tập viên tin tức của tờ Manila Standard viết về sự dũng cảm của Việt Nam đáng để cho Philippines học hỏi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.


Bài báo viết: Mặc dù Philippines có lợi thế hơn Việt Nam với hậu thuẫn từ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế 2016 về tuyên bố chủ quyền với một phần Biển Đông, Việt Nam lại cho thấy sự kiên định và mạnh mẽ hơn trong việc đối đầu với ý đồ bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. 



Gần đây nhất, sau cuộc căng thẳng 1 tháng với các tàu Việt Nam, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

Kể từ đầu tháng 7, theo một tổ chức nghiên cứu ở Washington, các tàu Việt Nam đã theo dõi sát các tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là cuộc đối đầu mới nhất giữa hai nước này trong vùng biển có nhiều tiềm năng trở thành điểm nóng toàn cầu. 

Devin Thorne - nhà phân tích cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cấp cao (C4ADS) được Reuters trích lời nói rằng: “Dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam nhưng ít nhất 2 tàu hải cảnh hộ tống nó vẫn ở lại khu vực khảo sát”. 

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 được vận hành bởi đơn vị Khảo sát Địa chất Trung Quốc, đã thực hiện những hành động có vẻ như khảo sát địa chấn trong các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam. 


Các tàu Việt Nam đã bám theo Hải Dương Địa Chất 8 khi nó trở lại đá Chữ Thập - nơi Trung Quốc đã chiếm đóng rồi bồi lấp tạo đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự bất hợp pháp để đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. 

Philippines có thể học bài học này từ Việt Nam. Không phải sử dụng lực lượng, chỉ với các tàu chấp pháp bám trụ và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, họ đã có thể đẩy lùi tàu khảo sát Trung Quốc. 

Trong khi đó, Philippines đã làm những điều ngược lại với việc này để đối phó với sự xâm nhập đều đều của Trung Quốc vào vùng lãnh thổ của chúng ta. Khi hàng đàn tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ngoài khơi đảo Panatag và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã thông báo, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr nói rằng ông đã “đưa ra” công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc. 

Locsin cũng nói điều tương tự về sự xâm nhập trước đó của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ nghe từ anh ta về những gì cuối cùng đã xảy ra với những phản đối này. Bắc Kinh có phản hồi hay là giải thích gì không? Hay là Bắc Kinh chỉ đơn giản là bác bỏ phản đối của chúng ta giống như họ đã làm với phán quyết của tòa trọng tài? 

Загрузка...


Trong khi Việt Nam đã cực kỳ hăng hái trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ, Tổng thống Duterte lại công bố rằng ngư dân Trung Quốc có thể đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta vì theo ông ta thì Trung Quốc đã yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông. Ông cũng nói rằng đây là một thỏa thuận miệng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Trên thực tế, những gì ông Duterte đã làm là áp dụng một thỏa thuận tồn tại hòa bình trong vùng biển tranh chấp, cho phép tất cả các bên tranh chấp đánh bắt cá trong khi chờ đợi cách giải quyết các yêu sách xung đột. 

Tuy nhiên Việt Nam thì khác. Bất chấp việc họ là một nước nhỏ, họ đã hết lần này đến lần khác đứng lên chống lại người hàng xóm khổng lồ. Họ đã đánh một cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong quá khứ và một số cuộc đụng độ chết người ở Biển Đông. 

Nếu cuối cùng Trung Quốc quyết định thử nghiệm các trang bị quân sự mới sắm của họ thì Việt Nam - người đã phản đối Bắc Kinh trong thời gian dài vừa qua, chắc chắn sẽ là mục tiêu. 



Trong phân tích của Derek Grossman đăng trên The Diplomat, nhà phân tích quốc phòng cấp cao ở tổ chức nghiên cứu chính sách RAND Corp này đã nói rằng: Nếu tình hình khu vực cho phép sử dụng vũ lực, Việt Nam sẽ thành một đối tượng mà quân đội Trung Quốc thích lấy làm bài khởi động, bởi vì họ sẽ được cung cấp đủ các kinh nghiệm chiến đấu quân sự cần thiết ở trên biển và trên không mà không sợ Mỹ can thiệp, và họ có nhiều khả năng thắng lợi. 

Không giống Philippines - người có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, Việt Nam không có liên minh quân sự với bất kỳ nước nào. Grossman nói: “Không có nước nào hơn Việt Nam có thể cung cấp cho quân đội Trung Quốc những điều kiện thuận lợi và có thể kiểm soát như vậy”. 

Nguồn: https://www.straitstimes.com/asia/brave-vietnam-stands-up-to-beijing-inquirer-contributor

Bình luận: Về những nhận định của Derek Grossman, tôi đã có trình bày chi tiết và nhận xét, bình luận thêm trong một chương trình ở dưới đây, quý vị chưa biết có thể xem để tìm hiểu cụ thể: 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn