Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và chưa chắc đã phải đối mặt thuế Mỹ

Việt Nam được dự báo sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2019 và là điểm đến chính cho làn sóng dịch chuyển sản xuất vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Thông tin này được các nhà kinh tế của UOB đưa ra trong báo cáo tuần trước.


Mặc dù Việt Nam cũng có thâm hụt thương mại đáng kể với Mỹ nhưng chưa chắc Việt Nam đã phải đối mặt với những khoản thuế lớn trong ngắn hạn - Fitch Solutions Macro Research trong trong một báo cáo khác. 



Với việc gia tăng nhu cầu nội địa và tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nhà kinh tế UOB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019 sẽ ở mức 6,7%. Mức tăng dự báo này tương đồng với mục tiêu tăng trưởng 6,8% của chính phủ. Nửa đầu năm nay, tăng trưởng Việt Nam đã đạt 6,8%. 

Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung tiếp tục và thuế đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc, các nhà sản xuất đã phải xem xét di dời hoạt động sản xuất đến các địa điểm khác như Việt Nam. 

Các nhà kinh tế của UOB nói: “Nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, gồm xây dựng những tuyến đường bộ và đường cao tốc mới cũng như phát triển trong lĩnh vực logistics đang được kỳ vọng hoàn thành trước năm 2030, sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực Mekong để trở thành trung tâm logistics của ASEAN”. 


Chi phí nhân công ở Việt Nam cũng duy trì ở mức tương đối thấp. Mức lương tối thiểu tháng ở Việt Nam khoảng từ 126 USD đến 180 USD tùy vùng. Mức lương này chỉ bằng 54% so với ở Trung Quốc và cũng thấp hơn mức 274 USD của Thái Lan. 

Năm 2019, FDI của Việt Nam được dự báo đạt tới 20 tỷ USD khi dòng vốn đa quốc gia chảy từ Trung Quốc sang. Các nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong. 

Tính đến nay, Trung Quốc đang là người đóng góp lớn nhất cho FDI của Việt Nam với gần 25% dòng vốn. Đây là một sự thay đổi đảo ngược tình hình so với 2 năm trước đây khi dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu do Hàn Quốc và Nhật Bản thống trị. 

Загрузка...


Các nhà kinh tế học nói: “Điều này gợi ý rằng tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã sản sinh từ nửa đầu năm 2018 đang tác động rõ rệt đến các nhà sản xuất ở Trung Quốc”. 

Không giống những năm trước khi FDI được rải đồng đều vào các ngành công nghiệp, năm nay, gần 75% dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất. 

Thử nghiệm thành công 5G có vẻ đã hấp dẫn nhiều FDI hơn vào lĩnh vực công nghệ cao với việc Việt Nam kế hoạch đưa 5G vào vận hành thương mại vào năm 2020. 

Trong một báo cáo khác vào ngày 21/8, Fitch Solutions Macro Research đã phân tích rủi ro mà Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt là hành động thuế quan từ Mỹ. Họ lưu ý rằng Việt Nam là nước có thặng dư thương mại với Mỹ lớn thứ 6 và thặng dư thương mại cũng đang tăng lên. 



Tuy nhiên Việt Nam không chắc đã phải đối mặt hành động thuế quan lớn từ Mỹ trong ngắn hạn. Bởi vì trước hết là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn đang tiếp tục leo thang, “Mỹ chắc chắn sẽ tập trung vào Trung Quốc, đặc biệt khi (Tổng thống Trump) muốn tái cử vào tháng 11/2020. Thứ hai là Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”. Điểm thứ hai được dẫn chứng từ thực tế Mỹ đang gia tăng quan hệ an ninh với Việt Nam trong những tháng gần đây. 

Nguồn: https://www.businesstimes.com.sg/asean-business/vietnam-to-see-strong-growth-in-2019-unlikely-to-face-us-tariffs-reports

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn