Những lý do đằng sau việc Nga bắt 161 ngư dân Triều Tiên

Tuần tra biên giới Nga đã bắt giữ 161 ngư dân Triều Tiên bị tình nghi đánh bắt cá trộm trong biển Nhật Bản. Việc này đang gây ra căng thẳng ngoại giao và làm nổi lên lo ngại ở Moscow về tương lai quan hệ an ninh Nga - Triều Tiên.


Thông tin lực lượng tuần tra biên giới Nga đối đầu với 2 tàu và 11 xuồng máy của Triều Tiên bị cáo buộc đánh bắt cá trộm ngoài bờ biển miền viễn đông Nga được loan báo lần đầu tiên vào đầu tuần này bởi hãng tin RIA. 



Tuần tra biên giới Nga đã bắt giữ 1 trong các tàu và tin tức nói rằng điều đó đã thúc đẩy con tàu còn lại khai hỏa trong một trận giao tranh nhỏ đã làm 3 sĩ quan biên phòng Nga và nhiều thủy thủ Triều Tiên bị thương. Toàn bộ đoàn người Triều Tiên với số lượng 161, đã bị bắt giữ sau khi súng nổ. 

Không chỉ là một vụ việc đơn lẻ, sự cố này là đỉnh điểm của một loạt những vụ căng thẳng đánh bắt cá đã diễn ra lâu dài giữa Triều Tiên và Nga. Theo Alexsei Maslov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chiến lược của Trung Quốc và là một trong những chuyên gia nổi bật nhất của Nga về Đông Á thì “không may là những kẻ cướp biển và đánh bắt cá bất hợp pháp người Triều Tiên đã luôn tồn tại ở dạng này hay dạng khác trong vùng biển của chúng tôi”. 

Maslov quả quyết rằng nhà chức trách Nga đã nhắm mắt làm ngơ cho những hành vi tương tự của Triều Tiên trong nhiều năm nhưng đoàn người đánh cá trộm 161 người được vũ trang này là cọng rơm đã làm gãy lưng con lạc đà (tương tự như ý nghĩa giọt nước tràn ly - chú thích của người dịch). Maslov nói: “Tôi nghĩ sự kiên nhẫn của chúng tôi đã đến giới hạn, biên phòng của chúng tôi đã bắt đầu thực thi pháp luật và Triều Tiên đã nhận ra rằng những cảnh báo đã kết thúc”. 


Bộ Ngoại giao Nga công bố rằng họ sẽ triệu tập Chin Jeong Hyup, người chịu trách nhiệm các vấn đề của Đại sứ quán Triều Tiên tại Nga đến để đề cập về vụ việc. 

Maslov nói Moscow “kiên quyết xác nhận rằng có quan hệ chính trị với Triều Tiên và vì thế đã có cướp biển ... Chúng tôi có lợi ích của mình ở Triều Tiên, và không có lý do gì để làm hỏng điều đó vì cướp biển”. Tuy nhiên thật nhẹ dạ cả tin nếu cho rằng chính phủ Triều Tiên không biết gì về 161 công dân được vũ trang của họ đang làm gì trong vùng biển nước khác. 

Maslov muốn các thủy thủ Triều Tiên sẽ bị dẫn độ về xét xử ở Triều Tiên nhưng các nhà bình luận chính trị diều hâu hơn của Nga đang đòi hỏi hành động cứng rắn hơn. Nhà khoa học chính trị Evgeny Satanovskii nói với truyền thông Nga rằng: “Những kẻ xâm phạm cần phải bị đánh chìm nếu họ cố bắn vào biên phòng của chúng ta”. Ông cũng nói thêm: “việc này không liên quan đến chuyện họ đến từ nước nào”. 


Trong khi đó, các nhân vật tinh hoa của các tổ chức chính trị Nga lo ngại rằng vụ này sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ Nga - Triều Tiên nếu không được xử lý tế nhị. Thượng nghị sĩ Andrei Klimov nói với cơ quan truyền thông nhà nước NSN rằng: “Tôi không phán xét họ là gì nhưng tôi không muốn vụ này phản ánh quan hệ của chúng ta với Triều Tiên. Sự kích động giữa chúng ta với Triều Tiên sẽ có lợi cho nhiều người, và những người này không phải là bạn của Nga”. Ông cũng nói thêm rằng ông tin những người xâm phạm này “sẽ bị bắn nếu họ rơi vào tay Bình Nhưỡng”. 

Liệu Moscow có ý định sử dụng một biện pháp trừng phạt nào với Bình Nhưỡng không vẫn là điều còn phải xem xét khi mà nó không chỉ là đối phó với vụ va chạm cụ thể này, mà còn để đối phó với các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp thường xuyên và đáng ngờ của Triều Tiên vào vùng biển viễn đông Nga. 

Tuy nhiên, điều rõ ràng là vụ việc này đã trở thành một phép thử cho mối quan hệ an ninh tuy mong manh nhưng lại cần thiết giữa Triều Tiên và Nga. 

Theo National Interest

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn