Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt năng lượng khi các dự án năng lượng trong nước đã gây thất vọng và việc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh về nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông đang ngăn chặn việc truy cập các nguồn nhiên liệu hóa thạch mới.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra có thể cũng sẽ khiến Việt Nam trở thành trường hợp nghiên cứu hoàn hảo của Đông Nam Á cho các dự án điện thủy triều và mặt trời.
Mặc dù Việt Nam đang đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng điện mặt trời nhưng với ưu thế sở hữu đường bờ biển dài, Việt Nam có thể trở thành địa điểm ly tưởng cho những tập đoàn năng lượng khổng lồ ở châu Âu như Equinor của Na Uy phát triển các trang trại điện gió.
Na Uy có truyền thống lâu đời trong việc giải quyết các vấn đề ngoại giao căng thẳng và có thể giúp giảm bớt sự căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, đã cảnh báo về việc thiếu điện vào năm 2021, đe dọa đến những ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng điện trong nền kinh tế đang phát triển.
Nhu cầu điện của Việt Nam đang tăng hàng năm khoảng 9% trong khi GNP tăng hơn 7% vào năm 2018. Các dự án điện gây tổn hại môi trường như sử dụng than, xăng dầu và thủy điện đã gặp tình trạng đình trệ và vào năm 2016, Việt Nam đã từ bỏ chương trình năng lượng hạt nhân.
Hà Nội hiện tìm cách nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) mà Mỹ đang cố gắng tiếp thị trên toàn thế giới. Tuy nhiên muốn nhập khí hóa lỏng thì Việt Nam cần phải xây dựng các cơ sở tại cảng để tái hóa khí LNG.
Tập đoàn dầu khí nhà nước PetroVietnam và các đối tác của họ được cho là đang lên kế hoạch bắt đầu xây dựng một trong những cơ sở tái hóa khí đầu tiên của tại Thị Vải ở miền Nam Việt Nam vào tháng 10. Trạm tái hóa khí Thị Vải là một trong hai trạm đầu mối nhập khẩu LNG mới đang được phát triển.
Trạm Thị Vải dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 với công suất hàng năm là 1 triệu tấn, theo nguồn tin của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh vào quang điện. Một nhà máy năng lượng mặt trời trị giá 391 triệu đô la Mỹ đã bắt đầu hoạt động tại Tây Ninh ở phía nam đất nước, trở thành nơi phát triển điện mặt trời lớn nhất của Asean.
Công ty điện lực nhà nước của Việt Nam, EVN, hồi tháng 8 cho biết: Hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trong ba tháng trước đó với tổng công suất 200 megawatt (MW). 300MW công suất khác dự kiến sẽ được lắp đặt vào cuối năm 2019.
"Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2019 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đã tiến hành đa dạng hóa sản xuất điện, với sự nhấn mạnh vào năng lượng tái tạo như là một giải pháp cho tình hình hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn phải xem xét liệu sự tăng nhanh chóng của năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 có đủ để đối phó với nguy cơ thiếu điện trong 3 năm tới hay không” - ông Gavin Smith, chuyên gia năng lượng tái tạo tại Dragon Capital ở Tp. Hồ Chí Minh nói trên Thời báo Tài chính.
Theo Energy-reporters
Tags:
tay-tau-noi-ve-viet-nam