Báo Singapore: VN và Malaysia cần vận động ASEAN đoàn kết trước TQ

Malaysia đã bước vào cuộc xung đột ở Biển Đông khi cho thấy sự gia tăng quan tâm đến việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.


Ngày 17/10, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah nói khả năng của Kuala Lumpur trong việc ngăn chặn các nước khác xâm nhập vào vùng biển của mình đang bị thiếu và việc nâng cấp quân đội là cần thiết. Ông nói Malaysia phải chuẩn bị cho tình huống xung đột trong các vùng biển tranh chấp. 

Các nhà phân tích nói rằng Malaysia không nên cho phép Trung Quốc tự do ở Biển Đông, đặc biệt là trong các vùng biển và bãi cạn tranh chấp mà Malaysia tin rằng là một phần lãnh thổ của mình. 

Họ cũng đang nói rằng Malaysia cũng đã và đang gia răng lo ngại về sự toàn vẹn lãnh thổ trước các tàu của Bắc Kinh. 

Quan điểm và các nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông của Việt Nam đã được các nước khác công nhận và đánh giá cao, đặc biệt là trong việc thực thi hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế. 



Trên cơ sở phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA), các nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng sức mạnh quân sự để làm đảo lộn các quyền hợp pháp được cấp cho các nước khác đã đe dọa hòa bình và ổn định quốc tế. Phán quyết của PCA theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là một phán quyết rõ ràng và có tính ràng buộc đối với yêu sách của Trung Quốc trước Philippines ở Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này và coi nói “không khác gì một tờ giấy lộn”. Tuy nhiên tất cả các nước đã ký kế công ước, bắt buộc phải đứng lên bảo vệ công ước này khỏi các hành vi ăn cướp của bất kỳ nước nào. 

Để bảo đảm thực thi phán quyết của PCA về Biển Đông, Việt Nam muốn một giải pháp cho tranh chấp với một hiệp ước có tính ràng buộc chứ không phải là một hiệp ước mang tính chính trị sau nhiều năm phụ thuộc vào một thỏa thuận ngoại giao thiếu tính ràng buộc (tức DOC) đã chứng minh là không giúp giảm căng thẳng. 

Đối với vấn đề này, Việt Nam muốn COC ràng buộc tất cả các bên ký kết và không có ngoại lệ. Việt Nam cũng muốn các nước ký kết phê chuẩn bộ quy tắc này theo các thủ tục nội bộ của họ. 

ASEAN và DOC 

Với việc của Malaysia và Việt Nam đang tìm kiếm một giải pháp cho sự toàn vẹn lãnh thổ của mình ở biển Đông và cách để chấm dứt các chiến thuật bắt nạt của Trung Quốc trên các vùng lãnh thổ và tài nguyên, có lẽ đây là lúc để cả hai nước thúc đẩy ASEAN đi đến kết thúc tiến trình COC. 


Cả Malaysia và Hà Nội nên thúc đẩy ASEAN để kêu gọi hoàn thành đàm phán về COC nhằm cung cấp cho hiệp hội và các nước thành viên một công cụ hiệu lực và thực chất mà từ đó sẽ cung cấp sự kiềm chế và cân bằng ở Biển Đông. 

Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc về thực thi DOC đã gặp nhau hồi tháng 5. Họ đã xem xét tình hình ở Biển Đông, đánh giá lại việc thực thi DOC và tiếp tục đàm phán về COC. 

Theo Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, dự thảo đầu tiên của COC đã được hoàn thành. Nhà ngoại giao hàng đầu Philippines này, trong một bài phát biểu tại Viện Chính sách Xã hội châu Á ngày 26/9 đã nói rằng Trung Quốc “đã giảm bớt sự khăng khăng về các điều khoản gây tranh cãi” mà cụ thể là điều khoản muốn loại trừ sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở vùng biển chiến lược này. 



Các báo cáo trước đó trích dẫn một bản dự thảo giữa Trung Quốc và ASEAN đã nói Bắc Kinh đề xuất thành lập một cơ chế khai báo về các hoạt động quân sự bất cứ khi nào cần thiết. 

Mặc dù văn bản được báo cáo này không đề cập cụ thể đến quân đội “phương Tây” nhưng điều khoản được nói tới ở trên đã tìm cách loại trừ các nước bên ngoài khu vực “trừ khi các bên liên quan được thông báo trước và không có phản đối”. 

COC được mong đợi là một công cụ quản lý tranh chấp với việc nói rằng “chúng tôi đồng ý rằng chúng tôi có tranh chấp nhưng tất cả chúng tôi đồng ý không sử dụng vũ lực”. 

Tuy nhiên, trong khi một số nước muốn ngôn từ mạnh hơn trong COC để khiến Trung Quốc ngừng “xâm chiếm” thêm các khu vực, những nước khác không muốn COC thay thế cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. 

Sự chỉ trích quốc tế 

Trong khi Trung Quốc đang thực hiện sự bắt nạt trong các vùng biển, đã có những tiếng la ó quốc tế về phương pháp Trung Quốc sử dụng. Các nhà phân tích quốc tế và các chính phủ nói rằng Bắc Kinh không thể làm như thể Biển Đông là của họ. 


Người ta đã nêu lên nhiều vi phạm của Trung Quốc đối với Công ước LHQ về Luật Biển và sự thật cơ bản rằng nước này đang phớt lờ tất cả các quy tắc quốc tế. 

Một người phát ngôn của EU nói rằng: “các hành động đơn phương trong những tuần qua ở Biển Đông đã dẫn tới gia tăng căng thẳng và phá hoại môi trường an ninh hàng hải và qua đó đại diện cho một đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực”. 

Hiệp hội Luật sư Dân chủ Quốc tế (IADL) nói rằng sự leo thang khiêu khích căng thẳng gần đây ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực. 

Mỹ, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Australia là một số trong những nước đã bày tỏ lo ngại về các chiến thuật bắt nạt của Trung Quốc. Thủ tướng Australia Scott Morrison trong chuyến thăm Hà Nội từ 22 đến 24/8 đã bày tỏ lo ngại về việc bồi lấp đất và quân sự hóa các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. 

Sự kết thúc 

Như một kết quả của sự la ó quốc tế và thực tế là Malaysia hiện giờ đang khởi động các hành động chống lại những vi phạm đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình ở Biển Đông, đã đến lúc cả Malaysia và Việt Nam cần làm việc vì một sự thống nhất trong tiếng nói ASEAN về vấn đề sống còn này. 



Cả hai nước nên kêu gọi ASEAN duy trì sự đồng lòng và đoàn kết trước các âm mưu chia rẽ của Trung Quốc. 

Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 hồi tháng 9/2019 phản ánh lo ngại của ASEAN và vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, nó xác nhận nguyên tắc vai trò trung tâm của ASEAN. 

Tuy nhiên đây là lúc các nước như Việt Nam và Malaysia cần làm việc để bảo đảm ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông gai góc. 

Hội nghị thượng đỉnh từ 31/10 đến 4/11 ở Thái Lan là một dịp tốt cho sự thúc đẩy đó và để tranh luận về COC. 

Theo The Independent.sg

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn