Báo TQ: Việt Nam nguy cơ trở lại suy thoái sau thời gian phát triển

Việt Nam một thời được truyền thông Mỹ gọi là “kỳ tích kinh tế châu Á”. Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm 27/12, kinh tế Việt Nam năm 2019 biểu hiện rất tốt, GDP tăng 7% và từ 2016 đến nay nợ công cũng giảm gần 8%, xuất siêu tăng trưởng liên tục sang năm thứ 4. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, những kết quả này khiến người ta chú ý.

Tuy nhiên trên thực tế, kinh tế xã hội Việt Nam vẫn là một quốc gia thu nhập thấp. Đặc điểm lớn hiện nay là nơ nước ngoài cao (chủ yếu là các khoản nợ bằng USD), phụ thuộc nghiêm trọng vào đầu tư nước ngoài để kích thích kinh tế, dựa vào công nghiệp chế tạo giá trị gia tăng thấp để hỗ trợ kinh tế, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc gia còn chậm. Giá trị gia công của công nghiệp chế tạo Việt Nam khá thấp và chịu ảnh hưởng của năng suất lao động thấp cũng như hạn chế của phương diện đào tạo. 




Thứ hai là chi phí lao động của Việt Nam rất nhanh chóng sẽ đuổi kịp mức thu nhập trung bình ở các đô thị hạng 3 hạng 4 của Trung Quốc. Trong khi đó đầu tư mở xưởng cần phải nhiều năm mới thu hồi vốn, chính trên cơ sở đó, không ít phân tích cho rằng: trong lúc rủi ro bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu không ngừng lớn lên cộng với xu hướng kỹ thuật số và trí tuệ thông minh của thời đại, mô hình kinh tế và công nghiệp Việt Nam như nói ở trên sẽ khó có thể duy trì lâu. 

Tờ Bloomberg của Mỹ có phân tích chỉ ra rằng trước mắt mức độ nợ nước ngoài cao của Việt Nam ảnh hưởng đến khả năng tăng chi tiêu. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ là 63,5 tỷ USD nhưng theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn của Việt Nam đưa tin thì tổng nợ nước ngoài của Việt Nam là 125 tỷ USD. 



Chúng tôi tra cứu báo cáo thẩm tra quyết toán tài chính các năm của Việt Nam thì phát hiện rằng tổng nợ công của Việt Nam liên tục gia tăng. Báo cáo mới của ngân hàng HSBC cũng nói rằng năm 2020 có thể nợ công sẽ bằng 65% GDP, bởi thế Việt Nam là nước cần củng cố tài chính nhất ở Đông Nam Á. 

Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam nhờ vào lãi suất đồng USD thấp đã đạt được tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian ngắn nhưng cũng đã tích lũy một khoản nợ lớn bằng đồng USD, rơi vào bẫy nợ USD và có thể quay trở lại suy thoái. 

Theo Sohu

Bình luận: Những thông tin về tỷ lệ nợ công cũng như số liệu về dự trữ ngoại hối của Việt Nam được trích dẫn ở trên có vẻ là những thông tin cũ. Theo thông tin mới nhất của các cơ quan chức năng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến nay đạt gần 80 tỷ USD. Tỷ lệ nợ công năm 2019 đã giảm xuống dưới 60%. 



Tuy nhiên cũng phải thừa nhận là nền kinh tế Việt Nam cũng đang có nhiều vấn đề phải đối mặt chứ không phải chỉ một màu hồng. Chiến tranh thương mại đang ảnh hưởng vào Việt Nam cả mặt thuận và mặt nghịch nhưng có vẻ trước mắt thì mặt thuận đang nhiều hơn. Tuy vậy về lâu dài, những tác động của nó sẽ là khó lường. Hiện nay đã thấy những dấu hiệu khó khăn, ví dụ như mức tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và chế biến chế tạo đang có xu hướng giảm tốc độ so với các năm trước.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->