Mặc dù quân đội Việt Nam vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu và sao chép nhiều trang bị quân sự nhưng trong một số hướng nghiên cứu phát triển trang bị quân sự quan trọng đã đạt được sự phát triển nhanh chóng. Các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam thậm chí có thể đóng tàu chiến 3000 tấn và xuất khẩu thuận lợi con tàu này đến Australia.
Từ việc quân đội Việt Nam gần đây phơi bày một số thành quả quan trọng thì thấy rằng tuy hàm lượng công nghệ còn khá thấp nhưng đủ để nói lên rằng công nghiệp quân sự Việt Nam đang dần dần đi từ mô phỏng quá độ lên giai đoạn tự chủ nghiên cứu phát triển, đồng thời cũng có tiền đồ phát triển vô cùng rõ ràng. Có thể nói công nghiệp quân sự Việt Nam dần bước vào thời kỳ phát triển hoàng kim, đã xuất khẩu được tàu chiến 3000 tấn và còn nghiên cứu các công nghệ mũi nhọn.
Sau khi bước vào thế kỷ 21, trong tỉ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Việt Nam thường được xếp vị trí thứ 2, chỉ đứng sau Ấn Độ. Cùng với quá trình phát triển kinh tế liên tục, cộng thêm tình hình ngoại giao rất tốt, sản xuất công nghiệp quân sự ở Việt Nam cũng có thời kỳ phát triển hoàng kim. Được sự giúp đỡ của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Việt Nam dần dần bắt đầu tự chủ sản xuất được các tàu chiến nhỏ.
Chẳng hạn như, ngoài việc nhập khẩu lô đầu tiên gồm 2 tàu tên lửa lớp Tia Chớp từ Nga, sau đó Việt Nam đã nhập khẩu các công nghệ cốt lõi để tự đóng 6 tàu loại này ở trong nước. Dưới sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam còn nhập khẩu một số vũ khí trang bị có công nghệ cao như tên lửa chống hạm Club để làm cơ sở cho sự nâng cấp các tàu chiến trong nước sau này.
Trong quá trình đó, các nhà máy công nghiệp quân sự Việt Nam cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm công nghệ. Trong số đó, công ty đóng tàu Hồng Hà trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã tự chủ hoàn thành các loại tàu cỡ vừa và cỡ nhỏ như tàu tuần tra cao tốc TT400, tàu pháo TT400TP và tàu vận tải tiếp tế H222.
Ngoài ra ở Việt Nam còn có một nhà máy đóng tàu định hướng xuất khẩu là nhà máy Damen. Tập đoàn Damen tuy là thuộc về Hà Lan nhưng cơ sở đóng tàu của tập đoàn này ở Việt Nam đã trở thành một ngôi sao. Xưởng đóng tàu của Damen ở Việt Nam không chỉ đóng cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam những tàu tuần tra mà còn xuất khẩu đến Hải quân Australia 2 tàu cứu hộ tàu ngầm và một tàu huấn luyện đa năng.
Sự kiện này được cơ quan chức năng Việt Nam xem là một bước đột phá. Về phương diện này, tập đoàn Damen cũng không có ý kiến gì. Xét đến cùng, nhà chức trách Việt Nam giúp họ tuyên truyền cũng là việc tốt.
Đối với việc chế tạo tàu chiến xuất khẩu, tập đoàn Damen toàn quyền phụ trách, công nghệ cốt lõi liên quan cũng do họ cung cấp. Xưởng đóng tàu Việt Nam chỉ đảm nhiệm việc lắp ráp. Cái gọi là Việt Nam xuất khẩu tàu chiến đến Australia, trên thực tế là Australia có hứng thú đối với công nghệ của Hà Lan chứ không phải là Việt Nam chế tạo.
Tình huống này không chỉ giới hạn ở việc xuất khẩu tàu thuyền đến Australia mà còn bao gồm cả việc nhà máy đóng tàu Damen đóng cho Hải quân Việt Nam các loại tàu thuyền. Tuy vậy, việc nhà máy đóng tàu Damen đóng các tàu chiến 4000 tấn và tàu đổ bộ 500 tấn cũng thực sự nâng cao sức chiến đấu cho Hải quân Việt Nam.
Hơn nữa, xét đến xu thế phát triển của chiến tranh tương lai, Việt Nam cũng không ngừng nghiên cứu phát triển nhiều công nghệ và trang bị hoàn toàn mới để hiệp đồng tác chiến. Công ty Công nghiệp Công nghệ cao VHT là một công ty công nghiệp quốc phòng được quân đội Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng. Họ cũng bắt đầu nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi và các trang bị quân sự công nghệ cao như điện tử quang học, radar, tác chiến điện tử, thông tin quân sự.
Không chỉ có vậy, công ty mẹ của VHT là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel cũng đã trở thành một công ty công nghiệp quân sự có mức thu nhập đến 10 tỷ USD một năm và là một cơ sở công nghiệp quân sự có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ của Việt Nam.
Theo Sina