Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

18 December 2019

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn những năm 1950


Đầu thập niên 1950, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng nước Pháp Raymond Cauchetier đến Sài Gòn. Ở đây ông đã chụp rất nhiều bức ảnh về con người và phong cảnh và đến năm 1955 đã xuất bản một cuốn sách ảnh mang tên “Sài Gòn” để giới thiệu những bức ảnh của mình. 


Trong thời Pháp thuộc, Sài Gòn dần dần trở thành thành phố lớn nhất của Việt Nam. Trong thập niên 1950, Sài Gòn là thủ đô của chính phủ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Thành phố này là nơi được người Pháp và người Mỹ viện trợ, là đại diện của xã hội tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong hình là một thiếu phụ ngồi xích lô ở trước cửa tòa thị chính Sài Gòn. 




Năm 1955 chế độ Việt Nam Cộng hòa vừa thành lập, khi đó ông Ngô Đình Diệm bài trừ chế độ quân chủ Việt Nam, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam là Bảo Đại lưu vong ở Pháp, từ đó không về nước nữa. Trong hình là cảng Sài Gòn chụp từ máy bay. 


Thành phố Sài Gòn dựa vào sông Sài Gòn mà phát triển, năm 1950 thành phố này gồm hai bộ phận tạo thành. Một bộ phận là Sài Gòn do người Pháp xây dựng (tiền thân là thành Gia Định của triều Nguyễn), bộ phận còn lại là khu vực bờ đê với người Hoa là chủ yếu. 


Từ thập niên 1950 đến 1975, Sài Gòn là thành phố lấy tiếng Việt và tiếng Quảng làm ngôn ngữ chủ yếu và là một nơi rất hiện đại ở Đông Nam Á. Nhân dân ở đây cũng rất thời thượng. 


Khổng Miếu ở Sài Gòn chụp từ trên cao. 
Ban đầu, trong thời triều Nguyễn, những người đến mở mang Sài Gòn sớm nhất là người Hoa, đặc biệt là khu vực bờ sông Sài Gòn thì gần như đều là người Hoa. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn cũng có hàng chục vạn người Hoa. Đây là một trong số ít các thành phố ở Đông Nam Á mà người ta sử dụng tiếng Quảng Đông phổ biến. Ở Sài Gòn do đó còn lưu lại rất nhiều dấu vết văn hóa Trung Quốc như Khổng Miếu. 


Thời kỳ Sài Gòn, người Hoa rất đông, thậm chí nhà đương cục Việt Nam cho người Hoa tự trị, người Hoa thành lập các bang phái cực lớn. Có người Hoa là có chữ Hán cho nên Sài Gòn thời đó có rất nhiều biểu hiệu chữ Hán. 


Khu phố người Hoa có rất nhiều nghề buôn bán từ Trung Quốc truyền tới. Những năm 1950 ở Sài Gòn, do tiếng Quảng thông hành nên có rất nhiều cửa hàng kiểu Quảng mọc lên khiến cho nó giống như một Quảng Châu của Đông Nam Á. Trong ảnh là một tiệm trà. 



Sài Gòn là một trong số ít thành phố cổ ở khu vực sông Cửu Long, được mở đầu từ cuối triều đại nhà Minh. Khi đó người Hoa xây dựng rất nhiều đền miếu ở đây. Năm 1950 những đền miếu cổ này và các nhà thờ do người Pháp xây trở thành tín ngưỡng sở tại của người Sài Gòn. Trong ảnh là người Sài gòn thắp hương tại một ngôi chùa. 


Khu vực mới của Sài Gòn trong thời Pháp thuộc bắt đầu được kiến thiết, người Pháp theo kiến trúc Paris để xây dựng thành phố này thành một Paris viễn đông. Trong ảnh là một con phố Sài Gòn mang phong cách kiến trúc Pháp. 




Những người bán hàng rong trên đường phố Sài Gòn. Trong ảnh là một bà lão bán thuốc là và diêm. 


Sài Gòn không phải thiên đường, nơi đây khoảng cách giàu nghèo rất lớn, có phú thương và cũng có những người nghèo khổ sống trong nhà tranh vách đất. 

Theo Toutiao 

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.