Sina: Dân thường VN cũng có thể làm tàu ngầm

Trong cuộc sống thời đại này của chúng ta, có không ít những người yêu thích khoa học trong dân gian. Bất kỳ lúc nào, chúng ta cũng có thể thấy những phát minh khoa học dân gian tạo ra những máy móc tân kỳ cổ quái.
  
Tàu ngầm mini Trường Sa 1 trong một lần thử nghiệm. 

Tuy vậy rất ít người có thể tưởng tượng được một doanh nhân kiêm người yêu thích máy móc quân dụng ở Việt Nam là Nguyễn Quốc Hòa lại là trường hợp đó. Sau khi chiếc tàu ngầm mini thủ công có tính chất như đồ chơi của anh nổi danh và được truyền thông ca ngợi, thành công đó đã thu hút sự chú ý của Hải quân Việt Nam. 



Nguyễn Quốc Hòa là giám đốc một công ty cơ khí ở tỉnh Thái Bình, do nhiều cơ duyên xảo hợp thôi thúc, đầu năm 2013 anh đã bắt đầu xây dựng tàu ngầm mini đầu tiên trong nhà xưởng của mình và đặt tên là Trường Sa 01. Theo ý tưởng thiết kế của Nguyễn Quốc Hòa, lượng giãn nước của tàu Trường Sa 01 ước khoảng 12 tấn, độ lặn sâu tối đa khoảng 50m và tầm hoạt động tối đa 800 km, có thể liên tục hoạt động 15 giờ. 

Sau khi có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm Trường Sa 01, Nguyễn Quốc Hòa lại bỏ ra thời gian 1 năm và rất nhiều tiền mặt cùng tâm huyết để chế tạo một tàu nữa có quy cách công nghệ cao hơn mang tên Hoàng Sa. 


Theo lời của Nguyễn Quốc Hòa, tuy tàu Hoàng Sa và tàu Trường Sa 01 đều sử dụng vật liệu và phương pháp chế tạo giống nhau và sự khác biệt về kích thước cũng không lớn nhưng tàu Hoàng Sa được trang bị rất nhiều máy móc công nghệ cao, bao gồm hệ thống máy phát điện, hệ thống cung cấp dưỡng khí, hệ thống lọc không khí, hệ thống thông tin liên lạc sóng dài, radar dẫn đường, camera dưới nước và GPS. Đáng chú ý là những thiết bị công nghệ cao này đại đa số mua ở Hàn Quốc. 


Điều càng khiến người ta cảm thấy không thể nghĩ là thậm chí Nguyễn Quốc Hòa còn tuyên bố rằng ông đã tích hợp thêm cho tàu Hoàng Sa hệ thống AIP. Hệ thống AIP tức là hệ thống đẩy không khí độc lập. Với những người có hiểu biết về tàu ngầm hiện đại, nghe đến danh từ AIP thì không có gì là lạ lẫm. 

Hiện nay hệ thống AIP được công nhận là một trong những yếu tố cốt lõi của tàu ngầm thông thường tiên tiến. Nó có thể nâng cao đáng kể thời gian hoạt động dưới nước của tàu ngầm, từ đó giảm bớt số lần phải nổi lên mặt nước để thay không khí, qua đó nâng cao được tính năng ẩn tàng. 


Tuy nhiên hệ thống AIP thông thường chỉ thấy ở những tàu ngầm có lượng giãn nước từ 1000 tấn trở lên, hơn nữa, vì ngưỡng công nghệ của nó tương đối cao cho nên hiện nay trên thế giới chỉ có một số cường quốc quân sự như Đức, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc là sử dụng quy mô. Ngay cả nước có sức mạnh tổng hợp quốc gia và trình độ công nghiệp hùng hậu hơn Việt Nam nhiều là Ấn Độ mà qua nhiều năm trăn trở, công nghệ AIP tự sản xuất của họ cũng vẫn chưa được Hải quân Ấn Độ thừa nhận. 


Các bạn rất khó tưởng tượng, Nguyễn Quốc Hòa là một nhà thầu cơ khí dân doanh chưa có tiếng tăm gì thì sao có thể làm được thứ công nghệ tiên tiến mà chỉ có các cường quốc quân sự sử dụng, hơn nữa lại còn ứng dụng nó trên tàu ngầm mini thủ công của mình. 

Nhưng công nghệ AIP cũng nói rõ ràng rằng nó là một công nghệ không buộc tàu ngầm phải nổi lên hoán đổi không khí mà có thể ngay ở dưới nước cũng có thể sạc điện. Chỉ cần có thể làm được các loại pin tích điện công suất lớn là có thể nghĩ cách đặt nó vào trong tàu ngầm mini. Như vậy thì để đẩy một tàu ngầm Hoàng Sa chỉ 12 tấn di chuyển sẽ không phải là vấn đề gì lớn. Dù sao thì đối với việc không có khả năng tự chủ, giảm đi yêu cầu quy chuẩn của công nghệ AIP một chút đâu có gì không được? 


Khi Nguyễn Quốc Hòa chế tạo tàu ngầm Trường Sa 01 và Hoàng Sa, ngoài đam mê của bản thân còn muốn cống hiến một chút vào cái gọi là “sự nghiệp nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên tự nhiên biển” của Việt Nam. Nhưng cuối cùng nó lại thu hút sự chú ý của Học viện Kỹ thuật Hải quân Việt Nam ở Hải Phòng. Học viện này đã phái đại biểu chuyên gia đến xưởng của Nguyễn Quốc Hòa để khảo sát hai tàu ngầm mini. Ai biết đâu được có khi một ngay nào đó sản phẩm khoa học dân gian dùng sắt hàn lại này lại thật sự xuất hiện trong danh sách trang bị của Hải quân Việt Nam. 

Đến khi đó, Việt Nam cũng xem như là quốc gia có thể chế tạo được tàu ngầm AIP. Không biết khi Ấn Độ đối diện hoàn cảnh này thì trong lòng sẽ có suy nghĩ gì? 

Theo Sina

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn