Trong triển lãm thành tựu quốc phòng kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng phòng không không quân đã lần đầu tiên trưng bày hình ảnh bom dẫn đường bằng hình ảnh được trang bị cho máy bay Su-30MK2 là KAB-500Kr.
Theo chú thích trên bức ảnh thì quân đội Việt Nam đã được trang bị loại bom này ít nhất là từ trước năm 2012 nhưng trang bị đã nhiều năm như vậy mà trước tới nay chưa từng thấy hình ảnh về việc huấn luyện hoặc là sử dụng loại vũ khí này. Những người đam mê hàng không Việt Nam cũng chưa chụp được hình ảnh nào về chiếc Su-30 treo loại bom này.
Điều này khiến người bên ngoài rất khó hiểu. Cũng có ý kiến cho rằng loại bom này đối với quân đội Việt Nam là quá đắt đỏ cho nên không sử dụng.
Tuy đối với quân đội thiếu vũ khí dẫn đường như Việt Nam, loại bom thông minh này có lẽ là quý hiếm nhưng về trình độ công nghệ thì loại bom này thật không phải là cái gì tiên tiến lắm. Nó thực ra là trang bị được bắt đầu sử dụng từ năm 1984 trong thời kỳ còn Liên Xô. Nó được tích hợp một đầu dò hình ảnh để dẫn đường và được tuyên bố là có khả năng tấn công chính xác trong sai số chỉ 4 đến 7m.
Tuy nhiên do chịu hạn chế vì trình độ thiết bị linh kiện quang điện tử lạc hậu của Liên Xô, đầu dò truyền hình của loại bom này có khả năng phân biệt tương đối kém. Đây cũng là lý do mà quả bom này phải sử dụng công nghệ liên quan đến trường cảnh để dễ dàng lợi dụng so sánh các đặc trưng địa hình hoặc vật thể mà tấn công các mục tiêu có độ phân giải thấp.
Tuy đầu dò dẫn đương rất kém nhưng người Liên Xô vẫn phát triển nó thành một đầu dò thông dụng, ngoài sử dụng cho bom KAB-500Kr, nó còn được dùng cho bom KAB-1500Kr có trọng lượng 1500 kg.
Ngoài ra, do trong huấn luyện thường ngày không thể thường xuyên treo thực đạn cất hạ cánh vì thường xuyên mang bom cất hạ cánh sẽ không an toàn, hơn nữa chấn động và xung kích của việc cất hạ cánh cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái kỹ thuật và tuổi thọ của bom, vì thế người ta phổ biến là dùng đầu dò này làm cơ sở để phát triển một phiên bản bom KAB-500Kr-U để phi công huấn luyện. Tuy nhiên tuổi thọ của phiên bản bom huấn luyện chỉ có 100 lần cất hạ cánh.
Quân đội Trung Quốc cũng đã sử dụng một số lượng lớn bom KAB-500Kr. Cuối thập niên 1990 khi ký hợp đồng mua máy bay Su-30, do các loại bom dẫn đường laser của Nga không có phiên bản cỡ nhỏ thông dụng treo trên máy bay nào để lựa chọn cho nên Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn KAB-500Kr, đến hiện tại loại bom này vẫn đang được sử dụng.
Tuy nhiên quân đội Trung Quốc khá khó chịu với độ phân giải kém của đầu dẫn loại bom này, hơn nữa tính năng của nó cũng thực sự không tiên tiến. Chịu hạn chế từ cự ly quan sát của đầu dẫn cho nên cự ly tối đa để ném loại bom này chỉ có 15 đến 17 km. Thêm vào đó, do chỉ có đường dẫn truyền hình ban ngày cho nên điều kiện ban đêm thì loại bom này vô dụng.
Trong lĩnh vực quang học và điện tử, trình độ công nghệ Trung Quốc hiện đã vượt qua Nga cho nên việc nâng cấp cải tạo bom KAB-500Kr, bộ đội khẳng định cũng đã nghĩ trong đầu, ít nhất đại học công trình không quân từng trưng bày một quả bom KAB-500Kr-U nội địa hóa. Quả bom này có đầu dẫn dường với trình độ linh kiện rõ ràng phải cao hơn phiên bản nguyên mẫu của Nga. Cho nên từ đó cũng có thể thấy nhân viên kỹ thuật trong nước có lẽ là đã tiến hành nâng cấp hoặc cải tạo với KAB-500Kr hoặc ít nhất thì cũng phải nâng cao một chút độ phân giải quang học của đầu dẫn đường.
Từ sự phát triển của vũ khí dẫn đường không đối đất của thế giới hiện nay, những loại thuần túy dùng dẫn đường bằng truyền hình đã không phải là chủ đạo. Bởi vì phương thức này bị ảnh hưởng của môi trường khá lớn, thời tiết khắc nghiệt và trong tình huống tầm nhìn thấp thì độ chính xác khi tấn công không thể bảo đảm. Nó dần dần bị thay thế bởi các phương thức dẫn đường bằng hồng ngoại, vệ tinh, laser.
Bên cạnh đó, do những năm gần đây vũ khí phòng không tầm xa đã trở nên phổ biến cho nên ném các loại bom cự ly gần không phải là lựa chọn tốt với máy bay. Thay vào đó, các loại bom có cánh và tên lửa không đối đất ngày càng được hoan nghênh.
Theo Toutiao