Trước hết, hoà bình không thể bị coi là đương nhiên.
Asean phải đặc biệt thận trọng không để bị trở thành võ đài cho các cuộc chiến uỷ nhiệm và cạnh tranh của các siêu cường.
Trong khu vực của chúng ta, tranh cãi giữa Trung Quốc và các lực lượng chống TQ là một nhân tố có thể gây xung đột vũ trang khu vực. Sự thành lập QUAD (nhóm bộ tứ), QUAD Plus và AUKUS là một vấn đề đáng quan tâm cho khu vực về an ninh, xung đột vũ trang, sự gia tăng chạy đua vũ trang và hạt nhân.
Asean và Tung Quốc phải bảo vệ sự thiêng liêng của hoà bình và ổn định hiện tại bằng mọi giá.
Họ cần tìm cách quản lý những khác biệt của mình mà không tạo ra bất kỳ ngọn lửa xung đột vũ trang nào. Sự phân nhánh từ bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào cũng là nghiêm trọng và khả năng chiến tranh không phải là con số 0.
Thứ hai, không bao giờ tin vào những người bên ngoài.
Không bao giờ tin vào các cam kết trống rỗng về sự giải phóng, an ninh tập thể hay việc tạo ra một tổ chức giống như NATO.
Các nước bên ngoài sẽ tiếp tục khuấy động Biển Đông nhưng nếu có bất kỳ điều gì xảy ra, họ sẽ không bao giờ đến, giống như trường hợp Ukraine.
Trong khu vực chúng ta, chúng ta thấy nhiều tàu quân sự và tàu sân bay từ các nước ở cách xa tận châu Âu đã đi tới Biển Đông.
Ở châu Âu, chúng ta cũng thấy nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa và tích tụ quân sự, và mở rộng khối NATO. Nhưng vào thời điểm cuôi cùng, không có tàu chiến phương Tây nào, không có máy bay phương Tây nào, không có xe tăng phương Tây nào, không có lực lượng phương Tây nào hiện diện ở Ukraine.
Các nước phương Tây sẽ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí với giá cao và khi chiến tranh kết thúc – có chúa mới biết khi nào thì kết thúc, khoản nợ này người Ukraine sẽ phải trả.
Asean và Trung Quốc phải học từ trường hợp Ukraine và họ cần làm việc với nhau ngay cả khi vài thành viên Asean có khác biệt và giữ ác cảm với Trung Quốc.
Tình hình ở Biển Đông có khả năng cao để trở thành một điểm nóng châm ngòi cho chiến tranh quốc tế.
Các bên tranh chấp phải gặp gỡ, ngồi xuống và nói chuyện với nhau trên bàn đàm phán. Nếu họ không thể ngồi lại và nói chuyện trong phòng đàm phán thì rất nhanh họ sẽ phải ngồi xuống trong xe tăng và boong ke để sống sót và tiếp tục trừ khử lẫn nhau. Họ cũng sẽ nhanh chóng thấy họ đang nói với nhau trong các phòng chiến tranh của mình và chứng kiến những thiệt hại về nhân mạng.
Bạn phải nói với láng giềng của bản vì bạn không thể thay đổi láng giềng.
Hơn nữa, nếu chiến tranh nổ ra, sẽ không ai chăm sóc cho người dân của bạn. Trường hợp Afghanistan đã chứng minh rằng một máy bay quân sự không thể không vận hàng triệu người Afghanistan đến nơi tự do và giải phóng. Không ai sẵn sàng lo cho hàng triệu người tị nạn.
Thứ ba, bất kỳ hành động hung hăng nào sẽ đối mặt với sự phản kháng cứng rắn.
Ngay cả trường hợp tác chiến bất đối xứng giữa nước nhỏ với nước lớn với sự khác biệt một trời một vực về tiềm lực quân sự thì chiến tranh sẽ không kết thúc dễ dàng. Trừng phạt kinh tế và ngoại giao sẽ thêm vào một cái giá cực đắt cho bất kỳ kẻ nào chủ mưu chiến tranh.
Kẻ chủ mưu chiến tranh có thể hoặc là nước lớn với lòng tin vào sức mạnh của họ sẽ trừ khử đối thủ ngay lập tức, có thể là nước nhỏ tin rằng họ có sự bảo đảm an ninh từ các nước lớn khác.
Khi kết thúc chiến tranh, không có ai thắng lợi. Và người thua cuộc là nhân dân ở cả hai bên, những người tin vào lãnh đạo của họ, những người mà họ tin rằng có thể tìm kiếm hoà bình bất chấp khác biệt.
Nhưng giống như tình hình ở Ukraine, chúng ta chỉ có thể nói rằng lòng tin của nhân dân đang bị phản bội bởi lãnh đạo của họ. Và với những ai ủng hộ cho sự kéo dài của chiến tranh để chứng minh cho sự ưu việt của một bên và chủ nghĩa ích kỷ, họ nên tự hổ thẹn với bản thân. Sự ưu việt và ích kỷ và các nguyên tắc cứng nhắc của họ không thể là được đo đếm thông qua chiến thắng mà phải thông qua con số thương vong.
Những lãnh đạo vĩ đại không phải là người có thể chiến tranh giỏi, giết nhiều người. Lãnh đạo vĩ đại là những ai có thể tìm được những phương cách cho hoà bình bất chấp những đe doạ và rủi ro từ chiến tranh thực tế.
Cuối cùng là khả năng chiến tranh hạt nhân không thể bị loại trừ.
Tác giả Leap Chanthavy – một nhà phân tích chính trị ở Phnom Penh.
Link gốc: https://www.khmertimeskh.com/501041369/what-asean-and-china-can-learn-from-ukraine-in-the-south-china-sea/