Thủ tướng Malaysia bị chế giễu vì muốn cả Đông Nam Á học tiếng Malay

Trong tin tức gần đây, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri được trích dẫn nói rằng ông sẽ nói với các lãnh đạo Asean về việc đưa tiếng Malay (hoặc gọi là Bahasa Melayu) thành ngôn ngữ thứ hai của khối.



Thủ tướng Sabri được trích dẫn nói rằng: “ … không có lý do gì mà chúng ta không đưa Bahasa Melayu thành một trong những ngôn ngữ chính thức của Asean. Chúng tôi sẽ phối hợp về vấn đề này và tôi sẽ thảo luận với các lãnh đạo những nước sử dụng Bahasa Melayu để họ đồng ý đưa nó thành ngôn ngữ thứ hai của Asean”.

Với việc liên tục kêu gọi các công ty tư nhân và GLC sử dụng nhiều hơn tiếng Malay vào năm ngoái, thật dễ hiểu khi Sabri quảng cáo cho Bahasa như vừa qua, và ý tưởng này đã bị nhiều cư dân mạng chế giễu.

Asean là một liên minh kinh tế và chính trị gồm 10 nước Đông Nam Á là: Malaysia, Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan. Về mặt ngôn ngữ, có ít nhất 1000 ngôn ngữ được nói trên khắp các vùng lãnh thổ của khối Asean. Nước ít đa dạng ngôn ngữ nhất là Campuchia cũng đã có 23 ngôn ngữ địa phương.

Bên cạnh đó, tiếng Anh đã là ngôn ngữ công vụ được Asean sử dụng từ ngày thành lập năm 1967. Với thực tế đó, việc yêu cầu các thành viên Asean khác đột nhiên nói tiếng Malay có thể gây khó hiểu cho một số người. Tuy nhiên việc này không ngăn được nhiều chính trị gia Malaysia đưa ra ý tưởng đó trong nhiều năm.

Có lẽ ví dụ sớm nhất là năm 2011, khi Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Văn hoá Rais Yatim đề xuất dùng tiếng Malay như một ngôn ngữ chính thức của khu vực Đông Nam Á. Đề xuất này xuất hiện trong một chuyến thăm tới Indonesia và nó nhằm đưa tiếng Malay lên đẳng cấp như một ngôn ngữ thế giới.

Rais Yatim được trang VivaNews trích dẫn nói rằng: “Thật tốt nếu chúng ta cố gắng đưa tiếng Malay lên ngang hàng với tiếng Đức, tiếng Phap, tiếng Arap, như vậy nó sẽ thành một ngôn ngữ chính thức… tiếng Malay rất giàu”.

Năm 2015, khi Malaysia là Chủ tịch khối Asean, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện khi đó là Salleh Said Keruak đã nói trong một hội thảo về tiếng Malay rằng để trở thành một cộng đồng, Asean nên dùng một ngôn ngữ đồng nhất và ông tình nguyện đề cử Bahasa Melayu là một ứng cử viên.

Tờ Malay Mail đã trích dẫn lời của Salleh Said Keruak nói rằng: “Malaysia nên nắm cơ hội để thúc đẩy tiếng Malay như một trong những đặc trưng chính của cộng đồng Asean. Chúng ta cần cho thấy tiếng Malay là một ngôn ngữ năng động và thích hợp để làm ngôn ngữ Asean”.

Cựu thủ tướng Najib Razak năm 2017 cũng đã thúc đẩy ý tưởng này khi ông bày tỏ mong muốn rằng Bahasa Melayu trở thành ngôn ngữ chính của Asean và thành một trong những công cụ ngôn ngữ chính của thế giới. Và người gần đây nhất là thủ tướng đương nhiệm Ismail Sabri nhưng có lẽ không có gì ngạc nhiên là đây không phải lần đầu tiên ông này có ý tưởng đó. Từ năm 2011 ông ấy đã đề cập đến việc này khi ông là Bộ trưởng Bộ Thương mại nội địa.

Tóm lại, nghĩ rằng các thành viên Asean nên sử dụng tiếng Malay không phải là một ý tưởng mới nhưng hãy nghĩ xem nó có các khả năng nào để xảy ra?

Có một điều, không giống như đề xuất trước kia, lần này Ismail Sabri nêu khái niệm “ngôn ngữ thứ hai”. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng thay vì nói “ngôn ngữ chính thức” thì hiến chương Asean chỉ đưa tiếng Anh thành một ngôn ngữ công vụ. Sự khác biệt là tất cả các tài liệu của tổ chức chỉ có giá trị trong ngôn ngữ chính thức còn ngôn ngữ công vụ thì chỉ là liên lạc nội bộ khối. Như vậy đề xuất của Ismail Sabri sẽ hoặc là cho tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Asean và muốn tiếng Malay trở thành một ngôn ngữ chính thức bổ sung, hoặc là muốn tiếng Malay trở thành ngôn ngữ công vụ thứ 2 của Asean.

Không có khả năng nào trong 2 khả năng trên sẽ thay thế tiếng Anh, vì vậy đề xuất này có thể không quá lạ lẫm. Các tổ chức khu vực khác có nhiều ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ công vụ. Ví dụ Liên minh châu Âu thừa nhận 24 ngôn ngữ trong khi Liên Hợp Quốc thừa nhận 6 ngôn ngữ. Như vậy Asean cũng không có hại gì nếu có nhiều ngôn ngữ công vụ hơn và đưa thêm một ngôn ngữ Đông Nam Á vào danh sách có thể tạo nên bản sắc Asean.

Đối với việc vì sao tiếng Malay được đề cử, lý do nổi bật nhất được trích dẫn là vì nó phổ biến: Nhiều phiên bản tiếng Malay/Indonesia được nói ở nhiều nước Asean như Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, và miền Nam Thái Lan. Tiếng Malay có lẽ cũng là lựa chọn dễ nhất vì nó là ngôn ngữ Đông Nam Á dễ học nhất theo một số trang web đánh giá. Nó tự hào có một hệ thống chữ viết theo ký tự Latin, cách phát âm dễ hiểu trong hầu hết trường hợp, quy tắc ngữ pháp đơn giản và từ vựng dễ quen thuộc với những người chưa biết tiếng vì nhiều từ vựng của nó là từ vay mượn.

Tuy nhiên, dựa trên những bình luận trước kia thì vấn đề này rất khó. Bởi vì vấn đề đã được đưa ra khá nhiều lần trong quá khứ nên mọi người đã chỉ ra những vấn đề xoay quanh đề xuất này. Trước hết, nếu chúng tôi chọn tiếng Malay, chúng tôi sẽ phải quyết định liệu nó sẽ là Indonesia Malay hay Malaysia Malay. Mặc dù người dùng một trong hai ngôn ngữ này có thể hiểu khá nhiều về ngôn ngữ còn lại nhưng khác biệt thực tế có thể khá lớn, bởi vì một cái là di sản của người Hà Lan còn cái kia là di sản của người Anh. Lựa chọn cái này bỏ cái kia sẽ là một vấn đề gay go và cái nào được chọn thì một số quan hệ cũng sẽ bị rủi ro.

Edmund Sim tại Đại học Quốc gia Singapore viết trên blog của ông: “Những khác biệt ngôn ngữ này vẫn có ý nghĩa lịch sử. Đây là điều quan trọng trong một khu vực có lịch sử lâu dài và tự hào, nơi người Malaysia và người Indonesia đã có tranh chấp văn hoá về nguồn gốc của batik, rendang và các điệu múa truyền thống”.

Các quốc gia không nói tiếng Malay cũng có thể không quá vui mừng về việc tiếng Malay được chọn. Bởi vì dù một số người xem tiếng Anh là ngoại ngữ nhưng nó là trung lập. Không nước Asean nào có thể nói tiếng Anh là của họ, vì thế mọi người dùng ngôn ngữ này sẽ không thể nào ngụ ý rằng bất kỳ nước nào thống trị kẻ khác.

Tiến sĩ Tang Siew Mun, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Asean cho rằng: “Việc sử dụng bất kỳ một ngôn ngữ Đông Nam Á nào làm ngôn ngữ chính thức sẽ gây ra những va chạm chính trị từ các cộng đồng Asean khác, những người xem động thái này như một hình thức thống trị chính trị và văn hoá. Có thể cho rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ phi bản địa và là của một cựu thực dân trong khu vực nhưng thuộc tính trung lập của nó phục vụ cho tính thống nhất trong đa dạng văn hoá của Asean, tạo ra một sân chơi chính trị bình đẳng cho mọi thành viên”.

Tiếp theo có một vấn đề đối với những người phải học một ngôn ngữ mới với cách phát âm khó hơn giọng của họ. Hiện nay, nhiều người ở Thái Lan thậm chí còn chưa thể nói được tiếng Anh. Vậy liệu họ có bỏ thời gian học tiếng Malay thay vì tiếng Anh trong khi tiếng Anh có thể dùng với nhiều người hơn? Họ sẽ nhận được gì khi theo tiếng Malay và dùng nó cho các cuộc họp Asean? Nếu chúng ta bảo các lãnh đạo của mình học tiếng Thái vì nó đã được chọn làm ngôn ngữ Asean, liệu họ có làm không?

Và cuối cùng, liệu tất cả những rắc rối này có đáng không? Mặc dù Thủ tướng Ismail Sabri nói rằng không có lý do gì mà chúng ta không thể đưa tiếng Malay thành một trong những ngôn ngữ chính thức của Asean nhưng cũng không có lý do chắc chắn nào cho việc tại sao chúng ta phải làm thế ngoài việc muốn thăng cấp tiếng mẹ đẻ của ta lên cấp độ quốc tế. Có lẽ đây là một số vấn đề và câu hỏi mà chúng ta cần trả lời trước khi đi khắp nơi và nêu lại đề xuất này.

Nguồn tin: https://cilisos.my/ismail-sabri-bm-asean-2nd-language-international-bahasa-melayu/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->