Mỹ mong muốn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên cấp độ cao nhất khi Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội trong tuần này, một động thái có thể gây khó chịu cho TQ.
Mối e ngại về phản ứng tiềm năng từ người láng giềng lớn hơn đã khiến Việt Nam ban đầu thận trọng về việc nâng cấp. Điều đó buộc chính quyền Biden có nhiều nỗ lực để áp lực với Việt Nam, bao gồm thông qua các chuyến thăm của các quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ những tháng gần đây.
Những thúc đẩy chưa từng có này đã dẫn Washington đến chỗ dự kiến được nâng cấp lên quan hệ hàng đầu trong hệ thống quan hệ ngoại giao của Việt Nam, cùng với Nga và Trung Quốc, từ vị trí thấp hơn 2 bậc hiện tại.
Biden đã nói điều này công khai hồi tháng 7 và các quan chức ở cả hai nước từ đó đã bày tỏ không chính thức sự lạc quan về việc nâng cấp này, dù rằng không có tuyên bố chính thức nào được phát hành từ cả hai chính phủ.
Bộ Ngoại giao TQ đã kêu gọi Mỹ không nhắm vào “bên thứ ba” khi quan hệ với các nước khác ở châu Á.
Nữ phát ngôn Mao Ninh nói trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh: “Chúng tôi tin rằng khi ứng xử với các nước châu Á, Mỹ nên từ bỏ tâm lý trò chơi có tổng bằng 0 từ thời Chiến tranh Lạnh, tuân thủ các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, không nhắm vào bên thứ 3, và không làm xói mòn hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực”.
Có lẽ đang tìm cách an ủi Bắc Kinh, Việt Nam đang thảo luận các chuyến thăm cấp cao đến Hà Nội sau hoặc thậm chí ngay trước chuyến thăm của ông Biden vào ngày 10/9, với các quan chức nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình hoặc Thủ tướng Lý Cường có thể gặp các lãnh đạo Việt Nam trong những ngày hoặc những tuần tới.
Bộ Ngoại giao TQ không phản hồi yêu cầu bình luận về một chuyến thăm như vậy dù họ đã xác nhận rằng ông Lý Cường sẽ tham dự G20 ở Ấn Độ vào thứ 7 và Chủ Nhật tới. Ông Lý Cường cũng sẽ tham dự thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta diễn ra vào ngày 5 đến 7/9.
Hợp tác kinh tế?
Các rủi ro với Bắc Kinh khi nâng cấp quan hệ với Washington có thể vẫn còn cao nhưng các lãnh đạo Việt Nam có thể đã tính toán kỹ thời điểm tốt nhất cho việc này là hiện nay. Bởi vì quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai “chắc sẽ xấu hơn”, theo lời Lê Hồng Hiệp, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Iseas-Yusof Ishak ở Singapore.
Alexander Vuving thuộc Trung tâm nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii nói rằng: “Nền kinh tế Việt Nam rất cần sự tăng cường về vốn, công nghệ và truy cập thị trường”. Ông cho rằng đó có thể là lý do chính cho sự nâng cấp tiềm năng này.
Việc tăng cường cung cấp quân sự của Mỹ cho Việt Nam cũng đã được thảo luận từ lâu nhưng chưa có hợp đồng nào được dự kiến khi những thảo luận này cần nhiều thời gian, ông Lê Hồng Hiệp nói.
Trong khi đó, Việt Nam đang thảo luận với nhiều nước khác để nâng cấp và mở rộng kho vũ khí hiện chủ yếu là hàng Nga, và gần đây đã tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ quốc phòng cấp cao với các quan chức hàng đầu của Nga.
Hỗ trợ cho tham vọng của Việt Nam nhằm trở thành một trung tâm của công nghiệp bán dẫn cũng là một phần trong các nỗ lực khuyến khích của Washington, nhưng các quỹ đầu tư công theo Đạo luật Chip cho đến nay cũng rất hạn chế.
Năng lượng là một lĩnh vực khác mà sự hợp tác có thể được gia tăng khi Việt Nam chuẩn bị sử dụng khí hóa lỏng phát điện và điện gió ngoài khơi dù rằng những trì hoãn về thủ tục hành chính và tài trợ đang làm nản lòng mọi người.
Nâng cấp quan hệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các kế hoạch của những công ty Mỹ ở Việt Nam. Nhà sản xuất máy bay Boeing và công ty năng lượng AES có thể đưa ra những tuyên bố trong chuyến thăm của Biden, theo những người quen thuộc với các kế hoạch này cho biết.
Boeing hy vọng bán khoảng 50 chiếc Boeing 737 MAX trong chuyến thăm của Biden. Tuy nhiên công ty này từ chối bình luận.
Mỹ đã là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam và thủ tục hải quan Mỹ có thể trở nên dễ dàng hơn để tăng cường thương mại, theo lời Vũ Tú Thành của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN.
Nguồn tin:
https://www.reuters.com/world/us-expects-upgrade-vietnam-ties-risks-china-anger-2023-09-03/