Báo Tàu: VN tự chế tạo tàu tên lửa vừa thất bại vừa thành giấc mộng Nam Kha

Gần đây, trên mạng Sina chuyên mục quân sự đăng một bài báo bình luận về số phận một dự án tự đóng tàu chiến của Việt Nam rất đáng chú ý.




Bài báo của Sina viết: Từng có 1 bộ phim tên là “Ngày xuân thứ hai” nói về những nhà thiết kế và công nhân đóng tàu Trung Quốc không mê tín trước kỹ thuật Liên Xô, vượt qua khó khăn chế tạo thành công tàu tên lửa cỡ lỡn (hoặc cỡ nhỏ gì đó) tên là “Hải Ưng”. Trong phim hình dáng kỳ lạ của con tàu từng khiến người ta tưởng tượng đồng thời để lại cho hậu thế một giai thoại về cái gọi là dự án bí mật 028G. Có lẽ chuyện cũ lâu năm không cần nói đến nữa, nhưng ở nước láng giềng Việt Nam, đầu thế kỷ này cũng có một con tàu tên lửa nhỏ  hiếm hoi như chuyện hoa ưu đàm nở vậy.

Bên ngoài lần đầu tiên biết đến sự tồn tại của con tàu này là vào khoảng năm 2004 khi một tàu tên lửa nhỏ xuất hiện ở xưởng đóng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó một số thông tin lan truyền gọi nó là tàu tên lửa BPS-500 và nói nó là thiết kế của Nga. Tàu thứ hai và thứ ba đã bắt đầu đóng, kế hoạch đóng tất cả đến 8 tàu...

Nhưng trong những gì đã biết về các tàu tên lửa nhỏ của Nga, chúng ta không thể tìm thấy loại tàu nào có lượng giãn nước từ 350 đến 550 tấn, trang bị một khẩu pháo hạm AK-176 và 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran.  Ngoài ra các đặc điểm khác của con tàu cũng rất đặc biệt: dùng hệ thống đẩy vòi phụt chỉnh hướng Pump-jet, radar cảnh giới Pozitiv-ME và radar điều khiển hỏa lực pháo. Các đặc điểm này so với những đặc điểm mà ta đã biệt của loại tàu tên lửa nhỏ của Liên Xô/ Nga hoàn toàn không giống nhau.

Tàu BPS-500 duy nhất của Việt Nam.
Điều đáng chú ý là, lúc đó Việt Nam vẫn chưa có các loại tàu khác trang bị tên lửa Kh-35 của Nga. Vì thế, chúng ta chỉ có thể nói, con tàu đó được đóng dựa trên kỹ thuật mua của một nước nào đó thuộc Liên Xô cũ chứ hoàn toàn không có câu trả lời chính xác.

Chính lúc ngoại giới chờ đợi tàu BPS-500 thứ hai xuất hiện, thì năm 2008, Nga giao cho Việt Nam thiết kế của loại tàu tên lửa tấn công nhanh mang tên “nhện độc”. So với BPS-500, thiết kế này có lượng giãn nước lớn hơn, hỏa lực chống tàu mạnh hơn (mang đến 16 ống phóng tên lửa Kh-35), kỹ thuật không nghi ngờ gì là cũng tốt hơn.

Do vậy, Việt Nam không những tăng đơn đặt hàng loại tàu này mà còn tổ chức đóng ở trong nước. BPS-500 không được đóng tiếp nhưng con tàu đơn độc đầu tiên đã được phiên hiệu là HQ-381. Hiện nay Hải quân Việt Nam sử dụng cách phiên hiệu mới có lẽ sẽ biến đổi, nhưng con tàu này vẫn tồn tại trong liệt kê trang bị của Hải quân Việt Nam.

Tàu lớp Molniya.
Còn có một số thông tin đáng chú ý là, năm 2012, sau khi Việt Nam chế tạo thành công tàu pháo tuần tra đầu tiên được gọi là TT-400TP, các phương tiện truyền thông của quân đội và đảng nhà nước đã tuyên truyền rộng rãi. Điều này dẫn đến một nghịch lý: Rõ ràng BPS-500 có trình độ kỹ thuật cao hơn TT-400TP, nhưng vì sao số phận lại chưa biết thế nào? Có hay không có khả năng là con tàu đó do nước thứ ba (tức là một nước khác ngoài Việt Nam và Nga) giúp đỡ Việt Nam thiết kế chế tạo, sau đó hợp tác của Việt Nam và nước đó vì kỹ thuật của BPS-500 không bằng lớp tàu “nhện độc” hoặc là vì nguyên nhân khác cho nên không tiếp tục hợp tác nữa. Và Việt Nam cũng trở thành một con chuột bạch để thử nghiệm vũ khí hải quân cho nước thứ ba kia?”.

Trên đây là bài viết của Sina, Mõ Quốc Tế xin thông tin thêm về tính năng của tàu BPS-500 là: Dài 62m, sườn ngang 11m, mớn nước 2,2m. Động cơ trang bị 2 động cơ diesel công suất 600 mã lực giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Trên tàu trang bị 1 pháo hạm, 1 tổ hợp phòng không Igla, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M, 2 súng máy 12,7mm, 8 tên lửa Kh-35 cùng các radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực.


Theo một số thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, lý do BPS-500 chỉ đóng 1 chiếc rồi dừng hẳn là vì thiết kế của nó lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam đề ra. Nó cũng có nhiều nhược điểm. Chẳng hạn hệ thống động lực sử dụng hệ thống đẩy Pump-jet chứ không dùng chân vịt thông thường nên chi phí bị đẩy lên cao, việc chế tạo phức tạp mà vận hành thiếu ổn định. Thêm nữa kết cấu thân tàu cũng bị đánh giá là có khả năng chịu sóng gió kém, không thích hợp triển khai tại những vùng biển xa. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn