Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

05 December 2017

Chính khách Campuchia viết bài nói về các áp lực từ Mỹ

Trước các áp lực từ Mỹ đối với Campuchia, mới đây ông Suos Yara là một đại biểu Quốc hội Campuchia đã viết 1 bài báo dài.

Campuchia đã là nạn nhân của địa chính trị từ khi Đế chế Khmer sụp đổ vào thế kỷ 15. Các hàng xóm lớn và những cường quốc khu vực, cường quốc thế giới đã can thiệp vào chính trị nội bộ Campuchia trong hàng thế kỷ.



Sau khi giành được độc lập từ Pháp năm 1953, Campuchia phát triển đường lối trung lập bằng cách trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập ra phong trào Không liên kết trong giữa thập niên 1950. Không may các cường quốc đã ép Campuchia phải chọn lựa.

Về căn bản, Campuchia đã phải chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Chính quyền Nam Việt Nam được Mỹ hậu thuẫn đã tràn vào và xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Điều đó dẫn đến quyết định của Thái tử Norodom Sihanouk hỗ trợ cho chính phủ Bắc Việt Nam để cân bằng lại mối đe dọa đang hiện hữu do chế độ Nam Việt Nam gây ra.

Cuộc đảo chính do Lon Nol thực hiện với sự hỗ trợ của Mỹ, là gốc rễ gây ra nội chiến và cuộc Chiến tranh Đông Dương. Mỹ phải chịu trách nhiệm cho những tàn bạo và thiệt hại gây ra cho Campuchia và những người dân vô tội.

Việc Mỹ ném bom vào các vùng phía Đông Campuchia đã dẫn tới sự động viên nhanh hơn của lực lượng vũ trang Khmer Rouge (tức Khmer Đỏ). Những người nông dân tình nguyện gia nhập phong trào Khmer Rouge để đánh đế quốc Mỹ.

Khmer Rouge đã đưa đất nước về con số không. Khoảng 2 triệu người hoặc 25% tổng dân số, đã bị giết hoặc bị thanh trừng dưới chế độ Khmer Rouge. Sau cuộc giải phóng đất nước vào đầu tháng 1/1979, Campuchia hồi sinh. Người dân Campuchia đã vật lộn để tồn tại và tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Sau khoảng 3 thập kỷ nội chiến, người Campuchia từ mọi tầng lớp xã hội đã thấm thía giá trị của hòa bình và ổn định.

Các thành tựu kinh tế mà chúng ta đã chứng kiến ngày hôm nay phần lớn là nhờ hòa bình và ổn định mà chúng ta đã tạo dựng từ cuối những năm 1990. Hòa bình và ổn định là khó có được, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó.



Giờ đây, chúng ta đang bước vào một thời kỳ phát triển chính trị và kinh tế xã hội mới. Sau hơn 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển toàn diện, tỉ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể. Hiện giờ chỉ còn khoảng 13% người dân Campuchia sống dưới mức nghèo.

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu và đô thị hóa nông thôn đã trở thành một lực lượng mới cho nền dân chủ và sự phát triển liên tục. Với khát vọng cao, thế hệ trẻ đã dấn thân vào một con đường mới hướng đến xây dựng một Campuchia cạnh tranh hơn, toàn diện hơn và đổi mới hơn.

Tuy nhiên, các căng thẳng chính trị và những bất ổn có thể ngăn cản những khát vọng này, ít nhất là trong ngắn hạn.

Các áp lực quốc tế và các trừng phạt có thể xảy ra - mà đã bị gây ra bởi đảng đối lập và một vài thế lực bên ngoài, có thể đặt ra thách thức cho Campuchia để thực hiện mong muốn trở thành một nước thu nhập trung bình vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050.

Trừng phạt kinh tế sẽ ném những người nghèo và cận nghèo vào vô cùng nghèo đói mà vốn là gốc rễ căn bản gây ra chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và gia tăng bạo lực trong nhiều vùng trên thế giới ngày nay.

Vì sao Campuchia bị nhắm đến?

Trước hết, so sánh với các nước láng giềng lớn hơn, Campuchia là một nước nhỏ và không có kinh tế mạnh hay giá trị chiến lược trên vũ đài quốc tế. Dân chủ và nhân quyền ở các láng giềng thậm chí còn không thể so được với Campuchia. Mỹ và EU không gây áp lực lên các nước đó vì thực tế là những nước này có ý nghĩa quan trọng hơn về kinh tế và lợi ích chiến lược.

Dân chủ sẽ thắng thế

Căng thẳng chính trị ở Campuchia chỉ là nhất thời. Có một điều chỉnh nhỏ về dân chủ cho lợi ích chung. Hòa bình và ổn định không thể bị hủy hoại.

Chính phủ Campuchia đã biểu lộ kiên định chính trị rằng một hệ thống chính trị đa đảng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng ở Campuchia. Không có lực lượng nào là đủ mạnh để tiêu diệt nền dân chủ khó khăn mới có được của Campuchia.

Dân chủ sẽ thắng thế ở Campuchia với xã hội Campuchia đã khao khát các giá trị và nguyên tắc dân chủ. Sự gia tăng tầng lớp trung lưu và người trẻ được đào tạo là nền tảng của dân chủ.

Dân chủ hóa là một xu hướng không thể đảo ngược ở Campuchia. Hệ thống chính trị ở Campuchia vẫn duy trì tính mở và đa đảng đa nguyên mặc dù đảng đối lập đã bị đóng cửa vì việc làm xấu của họ. Rõ ràng là không khôn ngoan khi kết luận rằng sự đóng cửa một đảng chính trị mà đã định làm cách mạng màu nhưng thất bại, sẽ kéo lùi sự phát triển dân chủ ở Campuchia.

Cuộc bầu cử năm 2018 sẽ diễn ra một cách êm ả, với sự tham gia của tất cả các đảng và các nhà quan sát trong nước và nước ngoài. Bầu cử dân chủ vẫn sẽ đi đúng hướng.

Viễn cảnh tương lai

Sau khi trải qua 3 thập kỷ nội chiến, giới lãnh đạo Campuchia đã trở nên đàn hồi với các áp lực quốc tế. Chính phủ cũng nhận thức được phải giữ mọi tình huống trong kiểm soát.

Áp lực quốc tế và các trừng phạt từ Mỹ và châu Âu sẽ không làm hại nhiều đến kinh tế và xã hội Campuchia. Áp lực có thể kéo dài các nỗ lực của chính phủ trong việc đạt được mục tiêu phát triển nhưng sẽ không dẫn đến thay đổi chế độ.


Chỉ người dân Campuchia mới có thể quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước. Các nước bên ngoài không nên can dự vào quyền lựa chọn của người dân Campuchia. Campuchia chỉ muốn sự tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng chủ quyền. 


No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.