Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

22 January 2018

Việt Nam đang trở thành điểm đến khởi nghiệp cho người nước ngoài

Việt Nam đã trở thành một địa điểm lý tưởng cho những doanh nhân khởi nghiệp, không chỉ cho những người thanh niên Việt Nam trở về từ nước ngoài mà còn cả cho những người nước ngoài vì nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

Việt Nam đã có nhiều chương trình giúp tạo ra môi trường khởi nghiệp năng động bằng cách tạo ra các hoạt động hỗ trợ rộng lớn, chẳng hạn như đào tạo, cố vấn cũng như các hoạt động ấp ủ và tăng tốc kinh doanh.



Nguyen Xuan Bang, một trong những người sáng lập Gcalls ở Singapore đã trở về Việt Nam năm 2016 để bắt đầu kinh doanh trong nước với mục tiêu phát triển sản phẩm của công ty ở thị trường Việt Nam. Bang nói rằng những người khởi nghiệp được hưởng lợi từ những chương trình này.

Nguyen Xuan Bang nói: ‘Ví dụ như Hiệp hội Khởi nghiệp Việt Nam đã giúp Gcells kết nối với các cố vấn, nhà đầu tư và khách hàng. Chúng tôi cũng được hướng dẫn làm sao để phát triển kinh doanh của mình”. Bang cũng nói thêm rằng Gcells đã tham gia vào Trung tâm khởi nghiệp thuộc Đại học Quốc gia TP HCM để nhận được nhiều trợ giúp từ các chuyên gia của họ.

Gcalls phát triển cơ sở hạ tầng và phần mềm cho một trung tâm đàm thoại trên nền tảng web. Phần mềm của họ phá vỡ rào cản ngăn cách giữa người mua và người bán. Nó cho phép mọi người mua trên bất kỳ site thương mại điện tử nào bất kể tốc độ kết nối.

Tháng 12/2017, công ty này nhận được một hứa hẹn đầu từ 1 triệu USD từ Vina Capital thông qua Shark Tank Vietnam - một show truyền hình thực tế được thiết kế để giúp những người khởi nghiệp tìm nguồn tài trợ.

Loic Gautier - người làm việc với Pierre - Antoine Brun từ Pháp để xây dựng hệ thống cửa hàng thương hiệu Leflair tại Việt Nam năm 2015 nói rằng: “Những năm qua, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều nỗ lực để hỗ trợ khởi nghiệp. Tôi đã thấy nhiều cộng đồng tập hợp các doanh nhân và chia sẻ thực tế về cách để xây dựng một công ty - nó phản ánh tình hình kinh doanh mạnh mẽ của người Việt Nam”.

Thêm nữa, đất nước này đã có các chương trình tài chính để hỗ trợ tăng trưởng cho các công ty mới. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết xây dựng môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh.

Gautier, Giám đốc điều hành của Leflair nói rằng Chính phủ Việt Nam cũng có các nỗ lực để thúc đẩy mua sắm online: “Chúng tôi chọn Việt Nam vì thương mại điện tử ở đây đã được bao phủ và chỉ mới phát triển. Nhân khẩu học và số người thông hiểu internet là sự phù hợp hoàn hảo cho sự áp dụng nhanh chóng một dịch vụ như chúng tôi, cộng với một lượng lớn người tiêu dùng đang thiếu các lựa chọn mua sắm và các đề xuất sản phẩm khi chúng tôi đến đây mở chi nhánh, nó có vẻ là nơi hoàn hảo để xây dựng Leflair”.

Theo sau phiên bản bán hàng chớp nhoáng (Flash-sales) đã chứng minh thành công ở châu Âu và Trung Quốc như Vente-prevee.com và Vip.com, Leflair cung cấp cho khách hàng của mình các sản phẩm cao cấp giảm tới 70% so với giá bán lẻ trong một thời gian giới hạn nhất định.

Sau 2 năm hoạt động, website này giờ đây đã có lượt truy cập trên 1 triệu một tháng, 700.000 thành viên và đối tác với 1100 chi nhánh địa phương và quốc tế. Đến nay, Leflair đã đóng thành công ba vòng đầu tư và thu hút những nhà đầu tư hàng đầu, bao gồm cả Phó Chủ tịch Google ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á Rajan Anandan.

Gautier nói hầu hết họ là những nhà đầu tư lần đầu vào Việt Nam và nói thêm ngày càng nhiều nhà đầu tư đang háo hức đầu tư vào những người Việt Nam khởi nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường hành chính và luật pháp vẫn tụt hậu so với các nhu cầu đặc trưng của những công ty phát triển nhanh - những đơn vị thường thấy họ đang cố gắng di chuyển nhanh trong một hệ thống cứng nhắc vẫn bị thống trị bởi những thủ tục chậm trễ.

Sự đơn giản hóa và số hóa các thủ tục tài chính, thuế, pháp lý và hành chính như ở Singapore sẽ mang lại lợi ích to lớn hơn cho các công ty và doanh nhân khởi nghiệp.

Gautier nói: “Vấn đề khó khăn nhất của chúng tôi xoay quanh việc thu hút đủ nhân tài trong một thị trường khan hiếm. Để xây dựng một doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực mới như thương mại điện tử, chúng tôi cần một số lượng lớn người với trình độ hiểu biết công nghệ và kỹ năng mà hiện vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam”.

Nguyen Xuan Phu, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Sunhouse - một nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Vietnam, nói rằng khi Việt Nam phát triển thì sẽ dễ dàng để những người khởi nghiệp kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên họ nên cẩn thận. Vì chu kỳ kinh tế là những quá trình tự nhiên giữa những thời kỳ mở rộng (phát triển) và thu hẹp (suy thoái), họ có thể không có nhiều kinh nghiệm và vì thế các công ty này khó có thể xoay xở trong suy thoái.


Pham Thanh Hung, Phó Chủ tịch của Tập đoàn CEN - cũng là một trong các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Vietnam, nói rằng những người khởi nghiệp ngoại quốc và những người học ở nước ngoài và khởi nghiệp kinh doanh ở nước ngoài có nhiều sức mạnh, gồm nhiều ý tưởng thực tế cho kinh doanh và cách tốt hơn để phát triển những ý tưởng này thành thực tế chuyên nghiệp. 

Theo The Star

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.