Một thời gian ngắn sau khi ông Tập Cận Bình nắm vị trí lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012, ông đã tụ tập giới tinh hoa chính trị
Trung Quốc ở Bắc Kinh để kỷ niệm 30 năm ngày sửa đổi hiến pháp.
Người đứng đầu đảng nói những lời sấm sét từ bục nói chuyện
tại Đại Lễ đường Nhân dân: “Không cá nhân hay tổ chức nào đứng trên hiến pháp...
Bất cứ ai hành động chống lại hiến pháp hoặc pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Ít người cảm nhận thấy một ý nghĩa lớn gắn với bài phát biểu
này tại thời điểm đó. Bởi vì nói chung người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm
Đào cũng đã nói điều gì đó tương tự sau khi trở thành Tổng bí thư năm 2002. Một
số người thích tự do thậm chí cảm thấy thích thú với điều đó và hy vọng ông Tập
- con trai của một nhà cải cách táo bạo - sẽ sử dụng chức trách của mình để làm
mạnh mẽ hiến pháp để hứa hẹn mở rộng cả quyền tự do bày tỏ và tự do hội họp.
Vào ngày hôm nay, khi Trung Quốc tiến hành bỏ phiếu đối với
việc sửa đổi hiến pháp lớn nhất trong hàng thập kỷ qua, không có nghi ngờ gì về
việc ông Tập nghiêm túc đến độ đáng sợ - mặc dù ông đã không trực tiếp làm như
những người tự do mong đợi.
Trong khi cả thế giới đang tập trung vào việc Trung Quốc xem
xét lại giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, dễ dàng nhận thấy mục tiêu lớn hơn
trong động thái này của ông Tập là ở lại vị trí quyền lực sau năm 2023 trong
nhiệm kỳ của chính bản thân.
Về mặt lý thuyết, ông Tập không cần phải sửa đổi hiến pháp để
tiếp tục làm lãnh đạo vì vai trò của Chủ
tịch nước rất ít thực quyền và là cái kém quan trọng nhất trong 3 chức danh mà
ông giữ. Hai chức danh kia là Tổng bí thư của đảng và Chủ tịch của Quân ủy
Trung ương.
21 điều thay đổi trong hiến pháp đều chỉ nhằm vào một mục
đích: Đó là tăng cường tính hợp pháp của đảng và thể chế hóa các quy tắc bằng
cách làm mờ ranh giới giữa bên đảng và bên nhà nước.
Các nhà phân tích quen với tư tưởng của đảng nói ông Tập tin
rằng sự thay đổi là cần thiết vì các thách thức Trung Quốc đối mặt ngày nay đòi
hỏi không chỉ một lãnh đạo mạnh mẽ hơn mà còn là một đảng cầm quyền thống nhất
và mạnh hơn. Sự xem xét lại sẽ đưa đến sự kết thúc cho cuộc tranh luận liệu đảng
có ở trên nhà nước.
Li Shuzhong, Phó Chủ tịch trường Đại học Khoa học Chính trị
và Luật Trung Quốc nói rằng: sau cuộc cách mạng Văn hóa bạo lực và loạn lạc,
các “trưởng lão” trong đảng đã suy ngẫm sâu sắc về động lực giữa đảng và nhà nước.
Đầu tiên họ nghĩ hai cái nên có một phân chia rõ ràng về
nhân lực hoặc thậm chí là riêng rẽ.
“Nhưng kết quả cuối cùng là giới lãnh đạo đảng dần dần trở
nên yếu đi. Hệ thống hành chính của đảng bị làm tổn thương. Ông ấy (Tập) tin rằng
tổ chức đảng đang mất quyền lực và điều này cùng với vấn đề tham nhũng là một vấn
đề lớn”.
Li Shuzhong là một cố vấn chính trị trong việc thay đổi hiến
pháp. Ông nói: “Ông Tập tin rằng để cải cách Trung Quốc, chúng ta trước hết cần
cải tổ đảng. Rằng vai trò đảng tăng cường sẽ cải thiện sự quản lý của nhà nước”.
Ông Li nói thêm phải tránh sự chồng chéo giữa đảng và nhà nước
của hiến pháp trong Cách mạng Văn hóa - 1966 đến 1976. “Chúng tôi lo lắng về
cùng các vấn đề cũ tương tự. Làm thế nào mà bên đảng lãnh đạo được mọi vấn đề?
Có lẽ nên có nhiều quy định”.
Một chìa khóa của thay đổi hiến pháp là bổ sung vào Điều 1 một
mô tả về sự lãnh đạo của Đảng như “đặc điểm cơ bản nhất” của Chủ nghĩa Xã hội
Trung Quốc.
Tags:
hau-truong-chinh-tri