Việt Nam phát triển quân sự khiến 3 nước bất an

Thời gian gần đây, Việt Nam có thể nói là bận rộn. Một bên là tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ 1975. Mặt khác, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm căn cứ số liệu phân tích rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam bắt đầu tăng mạnh, vào năm 2020 sẽ đạt 6 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2015. Hai thông tin này thực ra đồng thời thuyết minh một sự việc là Việt Nam ngoài việc khuếch đại ảnh hưởng quân sự, tăng cường giao lưu quân sự ra, còn đang không ngừng mở rộng mua sắm vũ khí, tích cực khôi phục địa vị cường quốc ở Đông Nam Á.


Có thể nói, mấy năm gần đây Việt Nam đã liên tục mua các loại vũ khí mới của Nga. Về không quân, máy bay Su-27, Su-30 đã sớm đi vào phục vụ, thậm chí Su-34 và Su-35 cũng được đồn là đã vào danh sách mua sắm của Việt Nam. Về hải quân, 4 tàu Gepard đã phục vụ toàn bộ, 6 tàu ngầm Kilo cũng đã hoạt động. Về lục quân, T-90 bắt đầu giao hàng. Ngoài ra, Việt Nam còn không ngừng tìm cách mua vũ khí tiên tiến từ Âu Mỹ, ví dụ rất hứng thú với tàu hộ vệ Sigma của Hà Lan, đồng thời cũng quan tâm đến máy bay tuần tra chống ngầm đã qua sử dụng của Mỹ.

Việt Nam từng tự xưng là cường quốc quân sự thứ 3 thế giới, hiện nay đang âm thầm nổi lên. Nhưng đối với sự nổi lên nhanh chóng của Việt Nam, các nước láng giềng lại thấy không được. Như Lào và Campuchia, đối diện sự mở rộng chi tiêu quân sự liên tục của Việt Nam đều muốn tìm các biện pháp ứng phó. Ngoài ra Thái Lan hiện nay vẫn còn tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam nên càng không thể làm ngơ, cũng đang tích cực mua vũ khí tiên tiến nước ngoài đối phó.



Chẳng hạn Thái Lan đã đàm phán mua từ Thụy Điển các máy bay Gripen, đồng thời cũng mua máy bay cảnh báo sớm của Thụy Điển để làm chỉ huy trên không. Trên lĩnh vực bổ sung lực lượng hải quân, Thái Lan đã mua từ Trung Quốc tàu tuần tra và tàu ngầm AIP, thêm nữa còn mua tàu hộ vệ từ Hàn Quốc. Trong lục quân, Thái Lan mua xe tăng chiến đấu chủ lực từ Ukraine, nhưng do tốc độ giao hàng quá chậm nên Thái Lan đã mua xe tăng VT-4 từ Trung Quốc.


So với Thái Lan, Campuchia và Lào không thể có tài chính lớn như vậy, hai nước này chi tiêu quân sự hữu hạn, vì thế đều đặt kỳ vọng vào người láng giềng lớn là Trung Quốc. Là một quốc gia không có biển, Lào chủ yếu bổ sung lực lượng lục quân, ví dụ mua máy bay vận tải, trực thăng, xe thiết giáp, xe tải kéo pháo và súng trường Type97 của Trung Quốc. Quân đội Lào số lượng không đến 7 vạn, toàn bộ trang bị cơ bản đều từ Trung Quốc.

Trong khi đó Campuchia luôn duy trì quan hệ rất tốt với Trung Quốc, đối với vũ khí Trung Quốc luôn vô cùng tin tưởng. Nhưng nước này sau năm 1990 mới bình ổn, kinh tế phát triển rất chậm, hiện nay rất nhiều trang bị vẫn ở trạng thái như Trung Quốc năm 1960. Vì thế đối với việc nâng cấp vũ khí, trước hết là xe tải, súng trường Type 97 cùng với xe jeep, sau đó mới là các trang bị tiên tiến như trực thăng Z-9. Cuối năm 2017, Trung Quốc còn tặng miễn phí cho Campuchia một lô xe tăng chiến đấu chủ lực Type 79 khiến Campuchia cảm động.



Ngoài Lào và Campuchia, Myanmar cũng là một khách hàng vũ khí lớn của Trung Quốc. Nhưng Myanmar không giống như Campuchia mua sắm đơn nhất mà đồng thời mua số lượng lớn vũ khí cho cả hải lục không quân. Lấy máy bay chiến đấu Kiêu Long do Trung Quốc và Pakistan hợp tác làm ví dụ, Myanmar có thể nói là nước bên ngoài thứ 2 được trang bị. Về hải quân, hiện nay Myanmar chỉ có 2 tàu lớp 053H1 mua từ Trung Quốc, lục quân có pháo tự hành, xe tăng VT1A, súng trường Type 97 mua từ Trung Quốc.

Trong khi cuộc cạnh tranh quân bị của các nước Đông Dương sôi nổi, các đảo quốc cũng không chịu ngồi yên. Ví dụ Malaysia đã mua xe tăng PT-91 từ Ba Lan rồi F-18 từ Mỹ và Su-30 từ Nga. Hải quân của họ cũng mua các loại tàu hộ vệ hạng nhẹ từ Anh, Đức, Trung Quốc và mua tàu ngầm từ Pháp.




Bên cạnh Malaysia là Singapore, dựa vào kinh tế phát triển hơn, cũng đã mua các loại vũ khí tiên tiến như máy bay F-16 từ Mỹ, cho đến tàu hộ vệ từ Pháp và xe tăng Leopard II của Đức. Đương nhiên Indonesia cũng không chịu lạc hậu, họ đã mua tàu hộ vệ Sigma của Hà Lan, máy bay F-16 đã qua sử dụng của Mỹ, xe tăng Leopard II của Đức. Các nước khác như Philippines, Brunei và thành lập chưa lâu như Đông Timor thì không bàn đến.

Có thể nói các nước trong khối ASEAN tồn tại xung đột lợi ích nên ganh đua nhau mua vũ khí Trung Quốc hoặc châu Âu. Ở một mức độ nhất định đã hình thành một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhưng nước Mỹ lại đem chậu nước bẩn này đổ lên đầu Trung Quốc. Thực ra trong các nước này trừ những nước cá biệt ra, còn lại đều có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Máy bay Su-30 của Malaysia là do Trung Quốc sửa chữa bảo dưỡng và cũng mua tên lửa phòng không của Trung Quốc. Indonesia cũng mua tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc và còn vừa mới mua máy bay không người lái YL. Không biết các nước mua vũ khí Trung Quốc này, trong hệ thống tác chiến sẽ sử dụng vũ khí Trung Quốc để đối phó Trung Quốc thế nào?



Post a Comment

Tin liên quan

    -->